ClockThứ Bảy, 21/07/2018 13:45

Để có tăng trưởng tốt, phải đẩy mạnh dịch vụ

TTH - Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt thấp và thấp hơn cùng kỳ năm 2017 đến 1,02%. Nguyên nhân tăng trưởng thấp được chỉ ra là do chỉ số ở lĩnh vực công nghiệp – xây dựng sụt giảm mạnh, chỉ đạt mức tăng 6,39%, trong khi đó chỉ số này của năm 2017 là 11,57%. Lĩnh vực nông – lâm – ngư giảm hơn một nửa. Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,95 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ đóng góp 3,49 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm, thủy sản đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội

Khách hàng mua đặc sản Huế tại cơ sở mè xửng Thiên Hương

Nhìn vào cơ cấu nền kinh tế, hai lĩnh vực đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế nhiều nhất là công nghiệp -  xây dựng và lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là hai chỉ số này so với cùng kỳ năm 2016 và 2017 đều có xu hướng giảm. Về lĩnh vực công nghiệp – xây dựng: 6 tháng đầu năm 2016 đóng góp 2,41 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung thì 6 tháng đầu năm 2017 giảm còn 2,0 điểm phần trăm và 6 tháng đầu năm 2018 là 1,95 điểm phần trăm.

Xu hướng này có còn giảm nữa hay không là điều chúng ta chưa thể biết được nhưng nếu nhìn vào một số lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh của tỉnh thì có vẻ như nó khó diễn ra sự bứt phá.

Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Co.opMart Huế. Ảnh: Thanh Hương

Tại Kỳ họp Tỉnh ủy lần thứ 12 vừa qua, Tỉnh ủy đã đánh giá: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Sản xuất công nghiệp thiếu bền vững, còn phụ thuộc vào ngành sản xuất điện; các sản phẩm chủ lực của tỉnh như bia, xi măng, dệt may đang ở giai đoạn bão hòa, chưa có năng lực tăng thêm để tạo động lực phát triển. Các yếu tố tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Ví dụ như về yếu tố cạnh tranh: có đến 65,45% doanh nghiệp (DN) cho rằng yếu tố tính cạnh tranh của hàng trong nước cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN; Cũng với số lượng DN như nêu trên cho rằng hiện nay nhu cầu thị trường trong nước thấp đã ảnh hưởng đến SXKD. Về khối lượng sản phẩm sản xuất: chỉ có 45,45% DN lạc quan về mức tăng sản phẩm. Số còn lại cho rằng sẽ giữ được mức ổn định và giảm, trong đó số DN cho rằng sản phẩm sẽ giảm là 16,36%.

Công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng trên đưới 30% GRDP của tỉnh. Một khi tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp – xây dựng giảm, nếu muốn tăng trưởng kinh tế tốt thì lĩnh hai lĩnh vực còn lại là nông lâm thủy sản và dịch vụ phải bù vào. Riêng lĩnh vực nông lâm thủy sản, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018  chỉ chiếm khoảng trên 12%. Như vậy để có tăng trưởng tốt , khu vực dịch vụ phải có mức tăng trưởng vượt trội để bù vào.  Song xem xét chỉ số này của hai năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 thì chúng ta thấy nó không có những chuyển biến tích cực .

Về cơ cấu kinh tế năm 2016, khu vực dịch vụ chiếm 56,9% thì năm 2017% là 49,07% và 6 tháng đầu năm 2018 là  khu vực dịch vụ chiếm 51,7%.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024

Theo khảo sát và nghiên cứu, Ấn Độ đã quyết tâm vượt qua những cơn gió ngược toàn cầu vào năm 2023, qua đó nâng cao khả năng nước này vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ nhu cầu ngày càng tăng, lạm phát vừa phải, chế độ lãi suất ổn định và dự trữ ngoại hối dồi dào.

Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top