ClockThứ Năm, 15/12/2016 10:36

Để có trái tim khỏe mạnh – nên từ bỏ thuốc lá

TTH.VN - Thuốc lá gây tổn thương trầm trọng đến cơ thể, đặc biệt hệ tim mạch. Khi bị những tổn thương về tim mạch có liên quan đến thuốc lá thì bên cạnh việc phải từ bỏ thuốc lá người bệnh phải làm gì. Những lời khuyên để mọi người có được trái tim khỏe.

Thuốc lá và bệnh tim mạchNên bỏ thuốc lá từ bây giờTrung tâm Y tế Phong Điền: Đi đầu trong phòng, chống tác hại thuốc láHút thuốc thụ động cũng nguy hiểmHút 1 gói thuốc lá/ngày gây 150 đột biến cho mỗi tế bào phổi

Ngoài hút thuốc lá bệnh lý tim mạch còn rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác nữa trong đó có yếu tố nguy cơ không thay đổi được (ví dụ như: Tuổi lớn, giới tính, yếu tố gia đình, sắc tộc...) và những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được (ví dụ như: uống nhiều rượu bia, bệnh ĐTĐ, tăng mỡ máu, béo phì, ít vận động thể lực... ). Do đó để có trái tim khỏe chúng ta cần phải giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ tim mạch như:

- Bỏ ngay việc hút thuốc lá (quyết tâm bỏ ngay từ đầu không có giảm từ từ hay thỉnh thoảng hút lại chơi; hãy tìm kiếm các thú vui, trò giải trí để thay thế thói quen hút thuốc; lên kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể và có mục đích; giảm thiểu các căng thẳng trong công việc cũng như gia đình ),

- Hạn chế tối đa việc uống bia rượu (số lượng rượu cho phép không vượt quá 10 ml rượu mạnh, 30 ml rượu vang đỏ và 330 ml bia tương đương 01 lon).

- Vận động thể lực và giảm cân: Tập luyện thể lực phải phù hợp, yêu cầu cần vận động thể lực 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong 1 tuần không nghỉ 2 ngày liên tục và luôn luôn phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý (giảm calo, giảm muối, mỡ, đường, thịt và cần tăng cường ăn rau, củ, quả tươi...).

- Điều trị tốt các bệnh là những yếu tố nguy cơ tim mạch: Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu

- Khám định kỳ 3- 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh hay biến chứng của bệnh tim mạch sớm, khi có bệnh thì cần theo dõi, điều trị một cách có ý thức là nên theo dõi và điều trị bệnh thường xuyên, liên tục, không chủ quan tự ý ngưng thuốc hay các biện pháp điều trị hỗ trợ khác...

Một số biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Những người hút thuốc, đặc biệt những người nghiện thuốc lá năng, khi có một số biểu hiện sau nên cảnh giác. Một số biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu như sau:

- Đau thắt ngực: đau dữ dội vùng sau xương ức hay vùng trước tim, đau như kiểu bóp nghẹt, đè ép...đau có thể lan lên cổ, lên hàm, lan ra sau lưng hay ra cánh tay trái, đau kéo dài 20 - 30 phút, đau tăng lên khi gắng sức, có thể đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau như thế này cần nghĩ đến hội chứng vành cấp (cơn đau thắt ngực không ổn định hay nhồi máu cơ tim cấp) cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

- Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay.

- Các dấu hiệu đột quỵ: Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu vậy cần đưa người bệnh tới ngay phòng cấp cứu gần nhất.

- Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi, da tái xanh. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

- Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh bị đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Vì nhiều nguy cơ như vậy nên để có một trái tim khỏe mạnh cần quyết tâm bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ.

Phan Đăng Tâm – TTTTGDSK tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại
Return to top