ClockThứ Hai, 04/07/2016 13:30
Kỳ thi THPT Quốc gia 2016:

Đề lịch sử có tính mở

TTH.VN - Sáng nay (4/7), các thí sinh (TS) thi môn lịch sử, thời gian làm bài 180 phút với hình thức tự luận. Kết thúc buổi thi, nhiều TS cho rằng đề lịch sử có tính mở.

Các cụm thi không được chủ quan trong ngày thi cuối cùngKỳ thi THPT Quốc gia 2016: Môn địa lý không làm khó thí sinhGần 6.000 thí sinh bỏ thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc giaĐịa lý tương đối dễ, môn hóa khó có điểm caoNgày thi thứ 2: Khó đạt điểm cao

TS vui vẻ sau khi thi môn lịch sử (Ảnh: Hữu Phúc)

Bám sát chương trình và hay

So với 6 môn thi trước, lịch sử là môn thi có số lượng TS đăng ký dự thi thấp nhất. Trong sáng nay chỉ có 4/10 điểm thi của cụm thi do Đại học (ĐH) Huế chủ trì mở hội đồng thi (Trường ĐH Y Dược, ĐH Sư phạm B, ĐH Khoa học A và Trường ĐH Ngoại ngữ A) với 38 phòng thi. Lượng TS giảm, đồng nghĩa với số người đưa đón sĩ tử ít đi, vì vậy trước các điểm thi rất yên tĩnh.

Kiểm tra thẻ dự thi của TS (Ảnh: Đức Quang)

Đề thi lịch sử năm nay được TS đánh giá bám sát chương trình học và có tính mở cao, nhất là 2 câu cuối. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, dự thi các tổ hợp môn thi khối C để xét đại học cho rằng, mức độ khó của đề nằm ở câu 4 khi nói về chủ trương “thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối đổi mới đất nước. “Câu này và câu hỏi ý kiến của TS về quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (câu 3) là hai câu mở, khá khó nhưng nhưng riêng em nghĩ ai thích môn lịch sử sẽ cho rằng đề hay vì ngoài kiến thức được học, người dự thi sẽ được mở rộng viết theo tư duy hiểu biết bằng sự đam mê kiến thức lịch sử của mình”, Tuyền nói.

Với 4 câu hỏi, TS chọn môn lịch sử để dự thi và xét đại học được phân hóa thành 2 nhóm. Người đam mê và học sâu môn này cho rằng có thể lấy được điểm 8 – 9. Trái lại, các sĩ tử chọn tổ hợp các môn thi khối C nhưng không có thế mạnh môn lịch sử nghĩ rằng mình chỉ đạt điểm 5 – 6.

Theo báo cáo nhanh của hội đồng thi cụm thi 39, sáng nay có 69 TS vắng mặt, tỷ lệ TS dự thi đạt 95,24 %; không có TS và cán bộ vi phạm quy chế thi.

Lượng TS cụm 33 giảm mạnh

Tại cụm 33 do Sở GD&ĐT chủ trì, lượng TS thi môn lịch sử giảm mạnh. Lịch sử là môn tự chọn thứ 4 của kỳ thi THPT Quốc gia, cũng là môn có tỷ lệ tự chọn thấp nhất của cụm 33, khoảng chưa tới 5% (135/3.692 TS đăng ký dự thi).

TS tại Trường THPT Hai Bà Trưng (Ảnh: Hương Giang)

Lý do các thí sinh không chọn môn lịch sử hiện nay rất cảm tính, các em sợ phải “gạo bài” với những con số ngày, tháng, năm… của các sự kiện lịch sử. Toàn tỉnh có 1.380 TS đăn ký môn sử, dù rất ít nhưng năm nay riêng Trường THPT chuyên Quốc Học có 16 TS đăng ký. Trong đó, lớp chuyên văn có 1/29 em, lớp chuyên địa có 4/21 em đăng ký thi sử; chuyên sử có 10/16 em đăng ký. Duy nhất 1 học sinh khối tự nhiên là Nguyễn Bá Phúc Nguyên (chuyên lý) thi sử, cho thấy đa số học sinh đều ngại sử.

Với 135 TS đăng ký chọn sử làm môn thi tốt nghiệp, cụm 33 chỉ có 9/12 điểm thi hoạt động, không khí các trường thi đều hết sức yên ắng. Ngay tại điểm thi lớn nhất của cụm đặt tại Trường THPT Hai Bà Trưng cũng chỉ còn 2 phòng thi. Nhìn từ nhà xe, tưởng chừng như ngôi trường đang trong dịp nghỉ hè. Chỉ khác là trước cổng chính vẫn còn mấy bộ bàn ghế trống vì đội ngũ tình nguyện viên đã nghỉ. Còn một công an viên ở vòng ngoài nhẫn nại ngồi bảo vệ trường thi. Trung bình mỗi điểm thi cụm 33 có khoảng hơn 10 em. Tuy nhiên vẫn có điểm thi chỉ có một, hai thí sinh.

Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Ngoài trường hợp vi phạm ở điểm Trường THPT Phong Điền vào sáng qua, hiện nay toàn Hội đồng thi do sở chủ trì không xảy ra vi phạm nào thêm. Tỷ lệ thí sinh có mặt vẫn trên 99%.”

Chiều nay, các TS thi môn sinh học với thời gian làm bài là 90 phút.

Phúc - Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Lịch sử sẽ trở thành môn thi bắt buộc: Liệu có đáng lo?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Đáng chú ý, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn, gồm: 4 môn học bắt buộc là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn.

Lịch sử sẽ trở thành môn thi bắt buộc Liệu có đáng lo
Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT

Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội vừa có báo cáo về “triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018” đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông. Trong đó, đề nghị Bộ GD&ĐT quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT
Return to top