ClockThứ Sáu, 09/11/2018 20:45

Đề xuất các giải pháp phát triển KT-XH năm 2019 một cách căn cơ, rõ nét

TTH - Ngày 9/11, tại phiên họp thông qua các đề án, báo cáo trình HĐND tỉnh do UBND tỉnh tổ chức, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản thống nhất với nội dung các dự thảo văn bản. Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành tham mưu soạn thảo bổ sung, hoàn chỉnh nội dung các tờ trình và dự thảo Nghị quyết để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2018.

Đề xuất các giải pháp phát triển đồng bộ kinh tế- xã hộiThu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu kết luận tại cuộc họp

Về nhiệm vụ công tác cuối năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các sở, ban, ngành khắc phục các tồn tại, “cập nhật” ngay không khí làm việc khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị; sẵn sàng phục vụ người dân và doanh nghiệp; rút ngắn khoảng cách giữa lời nói với việc làm, giữa kế hoạch và tổ chức thực hiện; tập trung đề xuất các giải pháp phát triển KT-XH năm 2019 một cách căn cơ, rõ nét hơn. Giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kịch bản điều hành KT-XH năm 2019 với các giải pháp đổi mới, mạnh mẽ hơn.

Điều chỉnh chế độ thu, nộp phí tham quan di tích

Hiện nay, nguồn thu phí tham quan di tích nộp 100% vào ngân sách nhà nước, không cân đối vào thu ngân sách nhà nước, nguồn thu này được hạch toán nguồn thu để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước. Sau khi được phân bổ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) phân định rõ danh mục chi cho đầu tư trùng tu di tích; chi thường xuyên cho bộ máy quản lý theo định mức biên chế được giao và chi cho một số nhiệm vụ không thường xuyên, đảm bảo cho công tác hoạt động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập cần điều chỉnh cho phù hợp theo đúng quy định.

Cụ thể, nguồn phí tham quan di tích nộp 100% vào ngân sách như hiện nay chưa thực sự trao quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị; dự toán chi thường xuyên có nhiều thay đổi; cơ chế khuyến khích tăng thu, để lại 50% số vượt thu bổ sung kinh phí để chi thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ không còn phù hợp…

Theo tờ trình quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Phí và lệ phí, tạo cơ chế trao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc xác định nguồn thu phí được để lại cho Trung tâm đảm bảo hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ và xác định phần nộp vào ngân sách là cần thiết, vừa đảm bảo quyền tự chủ trong việc đáp ứng các hoạt động phục vụ cho đối tượng nộp phí tham quan, vừa tạo điều kiện khai thác tăng thu cho ngân sách nhà nước.

UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh điều chỉnh chế độ thu, nộp phí tham quan di tích (Trong ảnh: Khách nước ngoài tham quan di tích Huế. Ảnh: Phan Thành)

Được biết, thu phí tham quan di tích thời gian gần đây có sự tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 đạt 207 tỷ đồng, năm 2016 đạt 262 tỷ đồng, năm 2017 đạt 317 tỷ đồng, năm 2018 đạt 370 tỷ đồng và dự ước năm 2019 đạt 400 tỷ đồng.

Thêm 395 tỷ đồng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phan Thiên Định, đến thời điểm hiện nay, các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý có nhiều thay đổi so với kế hoạch đã giao. Ngoài ra, qua rà soát có một số dự án chưa thật sự cấp thiết cần được đầu tư, cần được giãn tiến độ để tập trung vốn cho các dự án có nhu cầu cấp thiết, cần phải triển khai sớm và một số dự án quan trọng cấp bách phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

Theo thống kê, có 29 dự án đề xuất cắt giảm nguồn lực thực hiện với khoảng gần 209 tỷ đồng. Trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp điều chỉnh 3 dự án; ngành nông nghiệp, hạ tầng nông thôn điều chỉnh cắt giảm 10 dự án với nguồn vốn khoảng trên 77 tỷ đồng và giãn tiến độ đầu tư 6 dự án; ngành Văn hóa không đầu tư 1 dự án và điều chỉnh 4 dự án với nguồn vốn khoảng hơn 26 tỷ đồng; ngành Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh 4 dự án, nguồn vốn giảm 26 tỷ đồng; dự án quản lý nhà nước điều chỉnh 2 dự án, giảm hơn 6,5 tỷ đồng; quốc phòng - an ninh điều chỉnh 6 dự án, giảm hơn 64 tỷ đồng.

Báo cáo này cũng điều chỉnh, bổ sung nguồn lực cho 41 dự án, với tổng nguồn vốn khoảng hơn 395 tỷ đồng. Trong đó, 23 dự án có nhu cầu cấp thiết cần thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, đảm bảo mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công. Ngoài ra, bổ sung nguồn vốn dự phòng, vượt thu, quỹ phát triển đất, vốn sự nghiệp di tích, vốn ứng trước ngân sách tỉnh và huy động khác để thực hiện các dự án quan trọng của tỉnh.

Dự kiến, phiên họp cuối năm- kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra từ 5-7/12/2018.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Ngày 6/3, Ban Thường vụ Thị ủy Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025” và thông tin về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42 CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Tăng cường niềm tin của Nhân dân vào công lý, công bằng xã hội

Chiều 26/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi nói chuyện với đội ngũ cán bộ ngành tòa án toàn tỉnh chuyên đề về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và xây dựng ngành tòa án Nhân dân 2 cấp.

Tăng cường niềm tin của Nhân dân vào công lý, công bằng xã hội

TIN MỚI

Return to top