ClockThứ Sáu, 14/04/2017 06:52

Đề xuất cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất phân bón

TTH.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công khẩn trương thực hiện rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2000/VPCP-NN ngày 7/3/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Đồng thời rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất phân bón; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để khuyến khích đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất các loại phân bón nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khuyến khích sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh.

Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra, đánh giá năng lực để loại bỏ các phòng thử nghiệm không đủ năng lực về trang thiết bị, con người ra khỏi hệ thống các phòng thử nghiệm, kiểm tra chất lượng phân bón phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công khẩn trương rà soát, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng các mặt hàng phân bón, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong quý II/2017.

Chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, nhất là đối với phân bón giả, kém chất lượng, vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhằm lừa dối, gây hiểu nhầm cho người sử dụng...; tổ chức tuyên truyền, thông tin kịp thời kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đến xã hội, người dân để tăng tính phòng ngừa, răn đe xử lý vi phạm.

Việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón và quy định cửa khẩu nhập phân bón thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 540/VPCP-KTTH ngày 7/3/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tổng hợp các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên và báo cáo phương án xử lý các dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ của Bộ Công Thương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top