ClockThứ Bảy, 23/12/2017 14:44

Đề xuất lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án: một là giữ nguyên quy định hiện hành và hai là tăng tuổi nghỉ hưu kể từ 1/1/2021. Việc tăng sẽ theo lộ trình từ 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Lách luật nghỉ hưu sớm, lao động chưa chắc hưởng lợiNâng tuổi nghỉ hưu có phải là giải pháp tối ưu để đảm bảo quỹ BHXH?Tăng tuổi nghỉ hưu: Hành trình khó 'mượt mà’

Ảnh minh họa

Đó là đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB- XH) tại dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Mục tiêu của việc tăng tuổi nghỉ hưu theo cơ quan soạn thảo là nhằm bảo đảm quyền tự do việc làm của người lao động (NLĐ) sau độ tuổi nghỉ hưu hiện hành, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và bảo đảm cân đối dài hạn quỹ hưu trí, tử tuất. Theo lý giải của Bộ LĐ-TB-XH, muốn bảo đảm bền vững tài chính của quỹ mà không tăng tuổi nghỉ hưu thì có hai cách: nâng mức đóng của NLĐ và doanh nghiệp (DN), hoặc giảm mức hưởng lương hưu của NLĐ. Tuy nhiên, việc nâng mức đóng là khó vì tăng gánh nặng tài chính của NLĐ và làm giảm sức cạnh tranh của DN. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó đảm bảo cuộc sống của người hưởng lương hưu. Do vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án: một là giữ nguyên quy định hiện hành và hai là tăng tuổi nghỉ hưu kể từ 1-1-2021. Việc tăng sẽ theo lộ trình từ 1-1-2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Theo nhận định của Bộ LĐ-TB-XH thì sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ: GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới, đạt mức 5,5% trong thập kỷ 1990 và 6,4% trong thập kỷ 2000, và đến năm 2015 nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ước đạt 6,7%. Tuy nhiên quá trình này cũng mang lại những thách thức mới, cải cách hệ thống lương hưu trong đó có việc tăng tuổi nghỉ hưu được cho là cấp thiết trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, sức khỏe của người dân đã được cải thiện rõ rệt, quỹ bảo hiểm có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, quy định về tuổi nghỉ hưu của Việt Nam từ năm 1961 đến nay vẫn không thay đổi, trong khi tuổi thọ của người dân ngày càng tăng, cùng với đó là điều kiện làm việc của NLĐ ngày càng được cải thiện. Trên thực tế rất nhiều NLĐ sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc; hoặc tiếp tục ký hợp đồng lao động với chính cơ quan, đơn vị cũ; hoặc làm cho một tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Viện Y học Lao động Phần Lan (FIOSH) về chỉ số khả năng làm việc (WAI) với điều kiện Việt Nam, cho thấy, việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ là hoàn toàn khả thi. Cụ thể, có tới 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang làm việc. Nếu mỗi năm có khoảng 120.000 lao động nghỉ hưu thì sẽ có khoảng 48.000 người lao động tiếp tục làm việc.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Chăm lo quyền lợi cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm gần 70% công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp (KTCN) tỉnh. Vì vậy, chăm lo đời sống cho LĐN rất cần được được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo quyền lợi cho lao động nữ
Chăm lo cho lao động nữ

“Dù cuộc sống còn những khó khăn, song sự quan tâm giúp đỡ cả vật chất và tinh thần của các cấp công đoàn, giúp tôi có thêm sức mạnh”, Mai Thị Lim đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế cảm động.

Chăm lo cho lao động nữ
Return to top