ClockThứ Sáu, 17/08/2018 14:50

Đến lượt Anh cũng xoay trục sang châu Á

Nước Anh gọi chính sách của mình là ‘Toàn Châu Á’ với trọng tâm vào chữ ‘Toàn’.

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu ÁChâu Á cải thiện vị trí trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầuAnh sẽ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á sau Brexit

Châu Á đại diện cho tương lai của thế giới và nước Anh đang rất muốn tăng cường mối quan hệ với đối tác trong khu vực này. Mục tiêu là một “Nước Anh toàn cầu” thời hậu Brexit.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mark Field vừa công bố bài tham luận về chính sách “Toàn châu Á” gồm những nội dung sẽ định hướng quan hệ của nước Anh với khu vực quan trọng này.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mark Field. 
 

Trong bài viết vừa được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đăng tải, quan chức Ngoại giao Anh cho rằng thực sự là mối quan hệ giữa nước Anh với châu Á đã và đang thay đổi – từ hơn nửa thế kỷ trước, cho đến quan hệ đối tác đang có ngày hôm nay với tầm nhìn kiên định hướng tới tương lai. Nước Anh gọi  gọi chính sách của mình là ‘Toàn Châu Á’ với trọng tâm vào chữ ‘Toàn’. “Khi cả thế giới đang nghiêng về phía châu lục đa dạng này, tìm kiếm những cơ hội lớn đồng thời đối mặt với một số thách thức rất cụ thể, tăng cường gắn bó với toàn bộ các quốc gia và mọi khu vực tại châu Á là một việc đúng đắn”, ông Mark Field nhận định trong bài viết.

“Đây là một châu lục của sự đa dạng, của năng lượng, của phát triển kinh tế, và của những người trẻ, với một phần ba dân số dưới 25 tuổi. Châu Á đại diện cho tương lai của thế giới và tôi rất sốt sắng cho sự tăng cường các mối quan hệ đối tác của Anh trong khu vực này. Khi đang chuẩn bị rời khỏi Liên minh Châu Âu, chúng tôi tin tưởng rằng Vương quốc Anh sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, gắn bó mật thiết hơn và hướng ra thế giới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng tôi thực sự muốn trở thành một “Nước Anh toàn cầu.” Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh nói.

Biểu hiện cho sự quan tâm đặc biệt này chính là mối quan hệ của Vương quốc Anh với các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á. Tuy nhiên, các vấn đề mấu chốt về lợi ích song phương, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, phòng chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, công nghệ, tài chính, an ninh và nghiên cứu đều liên quan đến “Toàn” châu Á. Đây là lý do tại sao Vương quốc Anh có hơn 50 phái đoàn ngoại giao tại châu Á, bao gồm cả 10 quốc gia thành viên ASEAN. Đây cũng là lý do chính phủ Anh đang mở rộng hơn nữa sự hiện diện ngoại giao tại châu lục, với 3 cơ quan đại diện tại khu vực Thái Bình Dương: tại Tonga, Vanuatu và Samoa.

Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, ông Mark Field khẳng định việc tìm kiếm cơ hội tăng cường gắn kết với ASEAN sau Brexit với việc hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực như giáo dục, sáng chế, thành phố thông minh và an ninh mạng. Hiện tại, Vương quốc Anh đang là nhà đầu tư lớn thứ hai tại các nước ASEAN và tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Một ví dụ nhỏ là thương mại song phương giữa Anh quốc và Việt Nam đã tăng 10% trong năm 2016-2017. Anh đã hỗ trợ 200 triệu bảng trên toàn Châu Á để cải thiện môi trường kinh doanh ,cho những nghiên cứu chung về Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như cùng bảo đảm an ninh khu vực với năng lực hàng hải và hàng không của mình và danh sách  này vẫn chưa hề kết thúc.

Tại Việt Nam, Vương quốc Anh đang đẩy mạnh các hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện. Trong ba năm tới, Anh sẽ triển khai các chương trình phát triển năng lượng carbon thấp, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy cải cách y tế và thương mại. Chính phủ Anh cũng đang làm việc chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng trong khu vực tư nhân, cải cách kinh tế và quản trị cũng như tìm phương thức tốt hơn để huy động vốn cho đầu tư công.

Bài tham luận cũng dành một phần quan trọng để đề cập các vấn đề an ninh chiến lược. Trong đó, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh khẳng định vương quốc Anh là một quốc gia ủng hộ nhiệt tình và tích cực một hệ thống quốc tế dựa trên pháp luật và các cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Chúng tôi đang tích cực làm việc với các đối tác Việt Nam để thúc đẩy các giá trị này thông tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và ASEAN.

Trong thời gian Vương quốc Anh vẫn là thành viên của EU, London cam kết vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ các đàm phán thương mại tự do của EU với các nước trong khu vực, trong đó bao gồm FTA giữa EU và Việt Nam. Đồng thời trong quá trình chuẩn bị rời khỏi EU, Anh mong đảm bảo tính liên tục cho các hiệp đình thương mại hiện có của EU và xem xét các lựa chọn về các hiệp định thương mại song phương mới. Anh cũng đang cân nhắc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hỗ trợ nền thương mại tự do và dựa trên pháp luật vốn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top