ClockThứ Bảy, 16/07/2016 08:25

Đi tìm câu trả lời cho sự “vượt trội” của giáo dục Việt Nam

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới đang tìm cách trả lời câu hỏi là tại sao một nước đang phát triển như Việt Nam lại có kết quả vượt trội về khảo sát cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác?

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2 kết quả của chương trình đánh giá quốc tế để hiểu về "hiện tượng Việt Nam”. Đó là chương trình nghiên cứu xu hướng Toán học và Khoa học Quốc tế (TIMSS) của Hiệp hội Đánh giá Thành tựu Giáo dục Quốc tế (IEA) và chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo kết quả TIMMS, Việt Nam vượt trội nhiều nước khác có mức GDP đầu người tương đương.

Từ năm 2014, có một nghiên cứu phân tích kết quả của chương trình TIMSS và nhận thấy các lợi thế của Việt Nam bắt đầu từ sớm - đến khi 5 tuổi, trẻ em Việt Nam nổi trội hơn một chút so với trẻ em các nước đang phát triển khác và khoảng cách này lớn lên hàng năm.

Khảo sát nhận thấy, "một năm học tiểu học ở Việt Nam được coi là “hiệu quả” xét về việc trẻ em học được kỹ năng so với một năm học ở Peru hoặc Ấn Độ". Vấn đề mà nghiên cứu này đưa ra là: “Tại sao hiệu quả học tập từng năm ở một số nước lại cao hơn các nước khác”. Hay nói đơn giản hơn là, tại sao trường học ở một số nước lại tốt hơn nhiều so với các nước khác?

Và bây giờ, một nghiên cứu mới đây của hai nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới đang tìm cách trả lời câu hỏi là tại sao một nước đang phát triển như Việt Nam lại có hiệu quả học tập của học sinh cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác? Theo đó, hai nhà nghiên cứu Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik nghiên cứu các số liệu PISA năm 2012 để tìm câu trả lời cho thắc mắc này.

Ngoài Việt Nam, có 7 nước phát triển khác tham gia vào khảo sát PISA, và với mức GDP 4.098 USD, Việt Nam có mức GDP đầu người thấp nhất trong số này. Nhưng dù vậy, Việt Nam vẫn đạt điểm PISA cao hơn các nước phát triển khác.

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới sử dụng số liệu của khảo sát PISA (bao gồm những câu hỏi về hoàn cảnh gia đình của học sinh và hệ thống trường học) để thấy rằng học sinh của Việt Nam học hành tốt hơn nhiều so với mức thu nhập. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự đầu tư vào giáo dục và “sự khác biệt về văn hóa” có thể giải thích cho phân nửa sự khác biệt về điểm số.

Nói chung, học sinh Việt Nam tập trung hơn và coi trọng bài tập hơn. Các em ít khi muộn học, ít khi vắng học không có lý do, và ít khi bỏ học hơn. So với học sinh các nước đang phát triển khác, học sinh Việt Nam dành nhiều hơn 3 tiếng mỗi tuần để học ngoài thời gian học ở trường. Học sinh Việt Nam cũng ít lo lắng về môn Toán hơn.

Còn có những khác biệt khác nữa. Đó là phụ huynh Việt Nam có can hệ vào việc học của trẻ nhiều hơn. Hệ thống giáo dục tập trung hơn. Giáo viên thì giám sát học sinh nhiều hơn, do vậy mà thành tích học tập của học sinh được để mắt nhiều hơn, và Việt Nam nhấn mạnh vào thành tích nhiều hơn các nước đang phát triển khác.

Nhưng điều quan trọng là, dường như Việt Nam đầu tư vào giáo dục nhiều hơn những nước đang phát triển khác, đặc biệt là trong tương quan rằng GDP của Việt Nam thấp hơn. Việt Nam có mức phát triển kinh tế thấp hơn 7 nước đang phát triển khác có trong khảo sát, phụ huynh thì có học vấn không cao bằng, ở các thành phố thì có ít trường học hơn, trong khi ở nông thôn thì nhiều trường hơn.

Mặc có có những bất lợi về kinh tế, chất lượng cơ sở vật chất trường học của Việt Nam tốt hơn cũng như là đóng góp cho giáo dục nhiều hơn. Mặc dù trường học của Việt Nam có ít máy tính hơn những nước đang phát triển khác, các máy tính này nói chung đều được kết nối mạng internet, điều này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng là dấu hiệu của việc Việt Nam tăng cường đầu tư cho trường học. Ngoài ra, trẻ em Việt Nam cũng dễ được tiếp cận với giáo dục sớm, trẻ em nước này cũng có cơ hội đi học mẫu giáo hơn là các nước đang phát triển khác.

Tất nhiên, tất cả những yếu tố này chỉ đóng góp phân nửa cho kết quả cao của Việt Nam trong khảo sát PISA. Điều còn lại của hiện tượng Việt Nam vẫn còn là ẩn số. Nhưng từ nghiên cứu về kết quả giáo dục và kinh tế, chúng ta có thể thấy một nước tương đối nghèo cũng có thể đạt thành tích giáo dục tốt như một nước giàu có.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới (WB):
Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (28/12) trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, lượng kiều hối quốc tế đã tăng ước tính khoảng 3% lên khoảng 860 tỷ USD vào năm 2023 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại trong năm thứ 3 liên tiếp.

Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại
Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạp

Hội nghị thường niên mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2023 sẽ được tiến hành vào cuối tuần này với các chương trình cải cách và gây quỹ đầy tham vọng. Tuy nhiên, những lo ngại về lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị và bất ổn tài chính gia tăng có thể sẽ bao trùm không khí các phiên họp.

Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạp
Ngân hàng Thế giới: Động đất gây thiệt hại 5,1 tỷ USD tại Syria

Ngân hàng Thế giới ngày 3/3 cho biết trận động đất nghiêm trọng và các đợt dư chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng trước đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, làm tăng thêm nhiều khó khăn cho quốc gia vốn đã bị chiến tranh tàn phá này.

Ngân hàng Thế giới Động đất gây thiệt hại 5,1 tỷ USD tại Syria
Return to top