ClockThứ Hai, 25/02/2019 14:05

Đi trên cầu gỗ

TTH - Đường đi bộ trên sông Hương lát bằng gỗ lim. Được khánh thành từ trước tết nhưng mãi đến một buổi sáng gần đây tôi mới có dịp đến. Theo tôi là đẹp, đẳng cấp. Ngoài đường dẫn xuống bằng bậc tam cấp, nhà thiết kế cũng không quên làm một đường dẫn cho người khuyết tật.

Đã rất gần một không gian nghệ thuật bên dòng sông HươngĐường đi bộ trên sông Hương chính thức đón người dân, du khách

Đường đi bộ gỗ lim tạo dấu ấn mới cho đô thị Huế. Ảnh: HOÀNG HẢI

Khi đường đi bộ đang thi công, có nhiều luồng dư luận khác nhau. Người phản đối thì lo con đường này phá vỡ cảnh quan sông Hương. Giờ thì có lẽ cũng ít người đề cập đến vấn đề này nữa. Vào buổi sáng, một lượng người rất đông đến đây để đi bộ thể dục, ngắm sông Hương. Vào ban đêm thì đường đi bộ đón một lượng khách còn lớn hơn nữa. Dù có thế nào thì đường đi bộ cũng là một địa chỉ thu hút người dân và du khách. Đối với thế giới, những con đường đi bộ trên sông không phải là gì quá xa lạ nhưng đối với Việt Nam, đường đi bộ trên mặt nước sông có lẽ, đây là con đường duy nhất.

Tôi nhìn ngắm con đường này và cảnh quan hai bên bờ sông Hương, chợt nhận ra, cảm nhận thẩm mỹ của người dân Huế, nếu nói không quá lời thì ở “một bậc” khá cao. Có vẻ như cái gì đối với Huế, cũng phải thanh nhã. Cây xanh phố Huế thì vào loại bậc nhất Việt Nam rồi. Mỗi người sở hữu 6m2 cây xanh. Có phải từ cảm nhận và đòi hỏi thẩm mỹ như vậy mà làm cái gì đối với Huế cũng vấp phải sự phản biện của dư luận. Nó khó đến nỗi, một lãnh đạo cấp cao của tỉnh đã từng nói, đại ý rằng: Làm cái gì đối với Huế cũng khó, cũng bàn ra tính vào rất nhiều… Sự lo lắng của người dân Huế đối với cảnh quan Huế là hoàn toàn chính đáng. Song, chính một môi trường như vậy làm cho những quyết định trở nên thận trọng hơn. Và có thể cũng “rèn luyện” tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm của những người có trách nhiệm, đặc biệt là những người có trách nhiệm cao nhất.

Với tôi, đường đi bộ rất đẹp. Tuy nhiên có một số chi tiết cũng cần hoàn thiện và điều chỉnh. Dọc đường đi bộ, không biết có phải công trình đã hoàn thiện chưa nhưng ở một vài chỗ mép bờ sông, trong quá trình thi công để lại còn loang lổ. Những hàng cây xanh là hoa bông giấy trồng trong các bồn hoa ven đường đi nó toát lên một vẻ thanh tao, nhẹ nhàng. Bồn hoa cũng được thiết kế rất đẹp. Ở triền bờ sông, có nhiều đoạn tiếp giáp giữa đất và mặt nước, những bông hoa dại và cỏ mọc rất tự nhiên. Là hoa dại đấy nhưng nhìn trong một khung cảnh như vậy có cảm giác như là một sự cố ý sắp đặt. Đẹp một cách hồn hậu nhưng không “sến súa quê mùa”. Có một điều tôi không thích là, có lẽ dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, nhà quản lý muốn cho đường đi bộ “thêm hương sắc” nên trang trí rất nhiều các chậu hoa cúc. Hoa cúc cũng đẹp chứ chẳng sao nhưng các chậu hoa được làm bằng nhựa. Nhìn gỗ, nhìn nền đá được lát sang trọng gây nên một sự thích thú. Nhưng khi “va” phải hàng chậu nhựa, làm cho người ngắm cảnh như bị “vướng đôi mắt”. Nó giống như một bức tranh đẹp nhưng ai đó tình cờ để làm rơi một vết loang vào bức tranh.

Một chi tiết nữa làm cho đường đi bộ giảm đi một phần yếu tố thẩm mỹ là lan can các đường dẫn xuống đường đi bộ làm bằng sắt trắng. Nếu như lan can này được làm bằng gỗ thì sẽ tôn lên vẻ đẹp, sang trọng hơn nhiều.

Nhận thức thẩm mỹ là tùy từng người. Với tôi, xin có mấy lời cảm nhận và trao đổi như vậy.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

TIN MỚI

Return to top