ClockThứ Năm, 17/12/2015 16:23

Địa chí văn hóa làng

TTH - Gần đây ở Thừa Thiên Huế xuất hiện một số cuốn địa chí, công trình khảo cứu về làng. Tiêu biểu là các cuốn sách “Địa chí văn hóa làng Mỹ Lợi” của nhóm tác giả Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu và Huỳnh Đình Kết, “Sống ở làng” của Lê Bá Kỳ, hay các công trình khảo cứu về các làng Hải Cát, làng Phước Tích của Nguyễn Hữu Thông và các cộng sự ở Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Bên cạnh làng, cũng đã xuất hiện những cuốn địa chí xã, huyện và cả tỉnh. Cuốn “Địa chí Thừa Thiên Huế” xuất bản được 4 tập. 

So với xã, huyện hay tỉnh, đọc địa chí văn hóa làng vẫn cảm thấy thú vị hơn nhiều. Một phần do cách viết của các tác giả, phần nữa cũng rất quan trọng là do không gian văn hóa làng vốn gần gũi, gắn bó từ bao đời nay với mỗi con người. Những cư dân từ phía bắc “nam tiến” vào Thuận Hóa xưa khẩn hoang và mưu sinh, đã quần tụ và sinh sống bên nhau đầu tiên bên trong các làng ấp. Trải qua bao thay đổi, văn hóa làng với những thiết chế văn hóa truyền thống, lối sống và phong tục tập quán riêng có vẫn được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Nó khác với các xã, huyện hay tỉnh có nhiều thay đổi và là một đơn vị tập hợp mang nặng tính chất hành chính.

Khảo sát về làng ở Thừa Thiên Huế, dễ dàng nhận thấy sự phong phú, đa dạng đến bất ngờ các kho tàng văn hóa tiềm ẩn bên trong những lũy tre xanh. Đằng sau những đặc trưng chung của cái gọi là văn hóa làng xã là những khám phá đến từ mỗi làng quê. Ví như Hải Cát là một ngôi làng ven đô, nhưng quá trình hình thành và phát triển đã có những nét đặc thù không giống với những ngôi làng kế cận. Chính cái thiêng của thần nữ Thiên Y A Na đã chi phối không ít đến lịch sử hình thành, cấu trúc ngôi làng, mối quan hệ và ứng xử trong tổ chức, thiết chế lẫn cơ chế vận hành. Hay như làng Mỹ Lợi, đứa con muộn của xứ Thuận Hóa, quá trình khai sinh và trưởng thành đã có những nét độc đáo riêng. Nói như nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu, nó như đám cây xanh vẫn mọc lên tươi tốt giữa cồn cát trắng.
Chính sự phong phú và khác biệt của các thôn làng ở Thừa Thiên Huế đặt ra vấn đề cần thiết phải có nhiều hơn nữa những công trình địa chí và khảo cứu về làng. Đó là cách ôn cố tri tân, tìm hiểu để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa xưa, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay khi mà vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có quá trình đô thị hóa, đã và đang có không ít những giá trị truyền thống bị xem thường và dần bị mai một theo thời gian. Không thể lập kế hoạch phát triển cho mỗi vùng đất mà không biết gì về tiềm năng, lịch sử và đặc biệt là những giá trị văn hóa mang tính đặc thù. Chính những công trình địa chí, khảo cứu và ghi chép tâm huyết, công phu về làng quê sẽ là cơ sở để khởi đầu cho việc hình thành kế hoạch phát triển đó.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Return to top