ClockThứ Sáu, 04/11/2016 09:41

“Địa phương hóa” trong ứng phó biến đổi khí hậu

TTH - Trong công tác ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), cộng đồng người dân địa phương được xác định là chủ thể.

Họ vừa là tác nhân, đồng thời cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp BĐKH. Nhiều dự án đã và đang nhắm đến thúc đẩy sáng kiến địa phương, trên cơ sở năng lực của địa phương và người dân để tự thực hiện thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH.

Khởi động từ tháng 7/2013, dự án “Sáng kiến và Phát triển địa phương thích ứng BĐKH” (gọi tắt là dự án CALDIP) do Luxembourg tài trợ cùng với nguồn đối ứng của Việt Nam đã đi được gần 3/4 chặng đường. Thực hiện tại 29 xã dễ bị tổn thương của 3 huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, đối tượng hưởng lợi từ dự án khoảng 400.000 người dân. Dự án phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, xác định 10 nội dung hoạt động lớn với 34 loại hình can thiệp khác nhau. Các hoạt động nhằm cải thiện, nâng cao kiến thức, khả năng quản lý Nhà nước và cộng đồng, các hệ thống và nguồn lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo mang tính thích ứng; tăng cường khả năng bảo vệ, nguồn cung, khả năng chống chịu và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; sản xuất đa dạng, hiệu quả, thích ứng và có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Đúc rút kinh nghiệm từ các nước, một số tư vấn viên về tuyên truyền BĐKH- thuộc UNESCO cho rằng, chiến lược thích nghi riêng lẻ từng cá nhân, từng hộ gia đình sẽ không đem lại hiệu quả nếu không có được chiến lược của tập thể, của cả cộng đồng.  

Ở Thừa Thiên Huế, công tác phòng chống thiên tai trước đây chỉ chú trọng phòng và khắc phục hậu quả. Gần đây, các địa phương, các ngành đã có sự chuyển hướng trong việc thích ứng và tìm giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Cụ thể như các mô hình xây nhà chống bão, công trình dân sinh, giao thông; ứng dụng giống cây, con trong sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản của người dân vùng ven biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai… đều chú trọng đến yêu cầu thích ứng với BĐKH. Điều này cho thấy, chính quyền địa phương cũng như người dân không chỉ thực hiện các giải pháp, biện pháp giảm thiểu lượng khí thải để giải quyết tác nhân căn bản gây BĐKH, mà họ còn biết cách thích ứng, né tránh và lợi dụng các tác động không thể tránh được của thiên tai và BĐKH vào cuộc sống.

HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top