ClockThứ Bảy, 03/02/2018 14:20

Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình có xu hướng tăng

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá so với cùng kỳ năm trước là do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tăng cao. Đồng thời, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình có xu hướng tăng trong những ngày đầu năm mới.

Xu hướng ăn ngoài kéo theo sự gia tăng của hàng loạt các loại hình ăn uống như nhà hàng, quán ăn từ sang trọng đến bình dân để phục vụ các đối tượng khác nhau. Các quán ăn Hàn, Nhật đổ bộ vào thị trường VN và dù rộ lên đã gần chục năm nay nhưng đến lúc này vẫn thu hút rất đông thực khách. Những thương hiệu nổi tiếng luôn trong tình trạng kín chỗ ở mọi thời điểm.

Ngày càng nhiều gia đình thích đi ăn hàng

Một số địa phương có doanh thu tăng khá so với cùng kỳ năm trước như Quảng Ninh tăng 29,9%; Thanh Hóa tăng 15,2%; TP Hồ Chí Minh tăng 8,9%; Hà Nội tăng 8,5%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 361,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,38%.

Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ trong tháng giáp Tết Nguyên đán diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm của người dân tăng. Các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị đã chủ động dự trữ hàng hóa, nguyên liệu nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Mậu Tuất.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 ước tính đạt 272 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Hà Nội tăng 16,2%; Hải Phòng tăng 13,6%; Bắc Ninh tăng 13,1%; Đà Nẵng tăng 13%; Cần Thơ tăng 12,9%; Khánh Hòa tăng 12,4%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn

TIN MỚI

Return to top