ClockChủ Nhật, 25/08/2019 14:27

Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển

Củng cố thế trận lòng dân, an ninh nhân dân trên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển… Đây là kết quả tích cực của một mô hình công tác dân vận mới mang lại - mô hình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”.

Việt Nam đưa chuyện tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vào cuộc họp ASEANHệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt NamTriển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 1 tặng cờ tổ quốc cho ngư dân đang hoạt động trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 thực hiện nhiệm vụ quản lý một vùng biển rộng, chiều dài bờ biển khoảng 763 km, thuộc 10 tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc, từ cửa sông Bắc Luân (tỉnh Quảng Ninh) đến đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị). Đây là vùng biển phức tạp về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt về thời tiết, khí hậu.

Thượng tá Lê Huy, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 cho biết: Mô hình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 49-NQ/QUTW ngày 26/01/2015 của Quân ủy Trung ương về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”. Quá trình triển khai thực hiện mô hình, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, sự hướng dẫn chỉ đạo của Cục Chính trị; sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo, chính quyền, cơ quan đoàn thể và nhân dân các địa phương; sự phối hợp tham gia đồng hành của các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp đã ủng hộ cả về vật chất và tinh thần trong thực hiện mô hình.

Tuy nhiên, địa bàn triển khai thực hiện mô hình tại các xã (huyện) đảo xa đất liền. Các địa phương ven biển có điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện thời tiết có thời điểm không thuận lợi cho việc đi lại và tổ chức các hoạt động; tàu thuyền và ngư dân hoạt động phân tán. Đơn vị và các địa phương cùng một lúc phải triển khai nhiều nhiệm vụ. Nguồn lực, cơ sở vật chất và các nội dung đảm bảo cho thực hiện mô hình của đơn vị và địa phương còn hạn chế...

Từ thực tế trên, Bộ Tư lệnh Vùng đã quán triệt và quyết tâm triển khai thực hiện mô hình một cách quyết liệt, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và đặc điểm của địa phương. Trong 2 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng đã tổ chức triển khai các nội dung của mô hình tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng), xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân và nhân dân là nội dung được xác định quan trọng hàng đầu trong triển khai thực hiện mô hình. Theo đó, Bộ Tư lệnh Vùng đã tập trung tuyên truyền các nội dung gồm: Công ước Luật Biển năm 1982; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Thủy sản; Luật phòng chống tội phạm ma túy; Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc; tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển của nước ngoài để khai thác hải sản trái phép; tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước để khuyến khích, động viên nhân dân ổn định sinh sống trên đảo, tích cực bám ngư trường khai thác; tuyên truyền về tình hình biển, đảo, về chức năng, nhiệm vụ, truyền thống của Cảnh sát Biển Việt Nam.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1, kết quả bước đầu qua hai năm triển khai mô hình, Bộ Tư lệnh Vùng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương ở 3 xã (huyện) đảo tổ chức tuyên truyền cho hơn 5.400 cán bộ và nhân dân; gần 900 giáo viên, học sinh; cấp phát 23.600 tờ rơi tuyên truyền các loại và 270 cuốn sổ tay tuyên truyền pháp luật cho hàng trăm tàu cá ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc Bộ Tư lệnh Vùng quản lý. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh Vùng tổ chức rất hiệu quả Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” ở các Trường Trung học Cơ sở Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Trường Trung học Phổ thông Thái Phiên, quận Ngô Quyền (Hải Phòng), Trường Trung học Phổ thông Cô Tô, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).

Hoạt động này đã góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho nhân dân và ngư dân. Cùng với đó, xây dựng ý thức trách nhiệm cho ngư dân đấu tranh với các hiện tượng sai trái, tiêu cực trên biển, đảo như: vi phạm quy định về trật tự, an toàn trên biển; buôn bán hàng cấm; trốn lậu thuế; đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài; đánh bắt hải sản có tính chất tận diệt, dùng hóa chất đánh bắt hải sản làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và phá hoại môi trường sinh thái biển.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 thường xuyên duy trì từ 3 đến 5 tàu, xuồng trực tại các đảo xa bờ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo, nhất là vùng đánh cá chung trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó, kịp thời xử lý tốt các tình huống xảy ra, nhất là khi các tàu nước ngoài xua đuổi, đâm va, cướp ngư lưới cụ, đồng thời trực tiếp hướng dẫn và tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản, hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng đến công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân cũng được Bộ Tư lệnh Vùng xác định là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Bởi vậy bất kể điều kiện thời tiết khó khăn, mưa bão hoặc ở vùng biển xa, các lực lượng và phương tiện của Bộ Tư lệnh Vùng luôn có mặt kịp thời để cứu giúp ngư dân. Trong 2 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng đã sử dụng 23 lượt tàu, xuồng  thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu kéo được 13 tàu, thuyền với 109 thuyền viên bị nạn...

Cùng với làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ và nhân dân trên các xã (huyện) đảo, Bộ Tư lệnh Vùng đã tích cực phối hợp với các lực lượng trên địa bàn xã (huyện) đảo, ven biển thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng nông thôn mới”. Bộ Tư lệnh Vùng đã giúp nhân dân xây dựng 1.850 m đường liên thôn, tu sửa 3 nghĩa trang liệt sĩ; giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức 4 lớp tập huấn, hướng dẫn bồi dưỡng công tác bảo đảm an toàn, phương pháp sơ cấp cứu người bị đuối nước cho 540 lượt ngư dân; tổ chức cho 500 lượt học sinh các trường Trung học Phổ thông thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo; thăm tặng quà cho 256 gia đình chính sách, ngư dân nghèo, học sinh nghèo học giỏi; đỡ đầu 6 cháu học sinh nghèo học giỏi đến hết 18 tuổi (500.000 đồng/tháng); tặng gần 600 cờ Tổ quốc, 360 áo phao, 170 phao tròn; khám và cấp thuốc miễn phí cho gần 300 lượt ngư dân..., với tổng trị giá quà tặng gần 520 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, thuyền trưởng tàu cá TH 92016-TS, một trong số những con tàu đang khai thác thủy sản trong khu vực vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ xúc động nói: Đón nhận lá cờ Tổ quốc, áo phao, thực phẩm từ tay cán bộ đại diện Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1, chúng tôi rất cảm động. Giữa bao la trùng khơi, nhìn thấy sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc tung bay trên tàu Cảnh sát Biển, chúng tôi hiểu rằng mình đang được chở che, được bảo vệ, giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất, được bình yên trên mỗi hải trình… Chia sẻ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Sơn cũng là cảm nhận chung của nhiều ngư dân trên những con tàu đang mưu sinh trên biển.

Có thể nói, “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân” - một mô hình mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nhân lên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mỗi ngư dân, của mỗi người dân trên đảo. “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân” - nơi tin yêu được thắp sáng, nơi tạo ra những năng lượng tích cực để lan tỏa hình ảnh đẹp “Người chiến sĩ Cảnh sát Biển, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.”.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top