ClockThứ Hai, 08/07/2019 14:29

Điển hình ở thôn Par leeng

TTH - Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh Văn Đình Trí, chị Hồ Thị Bích Thoan (thôn Par leeng, xã Bắc Sơn, huyện A Lưới) nỗ lực vươn lên làm giàu, là điển hình trong lao động sản xuất ở địa phương.

Trao 60 suất quà cho học sinh nghèo xã Bắc Sơn, huyện A LướiCử tri A Lưới mong được giám định chất độc hóa học ngay tại địa phương

Anh Văn Đình Trí chăm sóc đàn lợn

Chiều muộn, nhưng vợ chồng anh Trí vẫn đang chăm nom, coi ngó rừng tràm mới trồng. Chập tối, tất tả về nhà để chăm đàn lợn, anh Trí bộc bạch: “Vừa rồi gia đình tôi xuất chuồng lứa lợn thịt, cung cấp thịt lợn sạch ra thị trường. Nay chỉ còn 13 con, trong đó có 4 nái sắp đẻ để nhân lại đàn. Cách đây hơn 10 năm, từ 1 cặp lợn, vợ chồng tôi nhân lên thành vài con, rồi vài chục con, tích cóp dần.

Anh Trí hồi tưởng, hơn 15 năm trước, khi mới cưới nhau, vợ chồng anh được bố mẹ vợ cho miếng đất, dựng căn lều  4m2 lợp proximang, tường bằng nứa. Chị Thoan rong ruổi qua nhiều bản làng, ra tận tỉnh Quảng Trị thu mua ve chai. Anh Trí cũng ra Quảng Trị làm thợ nề. Vợ chồng cùng cần mẫn, chăm chỉ. Nhưng phải làm thêm cái gì đó mới có thể vừa trang trải cuộc sống, nuôi con, vừa gom góp để xây nhà rộng hơn, chắc chắn, cuộc sống khấm khá hơn...

Sau nhiều suy nghĩ, vợ chồng anh Trí quyết định vay 4 triệu đồng mua bờ lô xây chuồng, “tậu” 1 cặp lợn. Bán cặp lợn thịt đầu tiên, vợ chồng anh Trí dành hết tiền tiếp tục mua lợn con. Đàn lợn duy trì từ 30-40 con mỗi lứa; có lứa lên đến 60 con. Sau này anh Trí nuôi thêm lợn nái, tự chủ động con giống.

Vợ chồng anh Trí đặt ra “nguyên tắc”, thu nhập từ các “nguồn” chị Thoan mua bán ve chai, anh Trí làm công thợ nề sẽ dùng cho những chi tiêu trang trải trong gia đình. Tiền thu từ những lứa lợn phục vụ vào việc mở rộng chăn nuôi, tích trữ, phát triển vốn liếng. Để cải thiện bữa ăn hàng ngày, vợ chồng anh chăm sóc, duy trì thêm đàn gà, vịt 40-50 con lấy thịt, trứng.

Ngoài tự tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm người khác, tìm hiểu thông tin trên các phương tiện, tài liệu, anh Trí cần mẫn tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do xã, huyện tổ chức trên địa bàn. Từ tìm nguồn thức ăn để duy trì, phát triển đàn lợn thường xuyên, vợ chồng anh Trí mạnh dạn kiêm luôn kinh doanh thức ăn gia súc, là đại lý cung cấp mặt hàng này cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã và các xã lân cận. Nuôi lợn và kinh doanh thức ăn gia súc đem đến cho gia đình anh Trí 60-70 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Có vốn liếng trong tay, vợ chồng anh Trí mua đất trồng rừng, phát triển thêm hướng làm ăn lâu dài, bền vững. “Gia đình tôi mới mua và trồng 2 ha tràm. Có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng”- anh Trí tâm sự.

Nhận xét về tấm gương vượt khó của vợ chồng anh Trí, ông Lê Văn Nghiếu, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn ghi nhận: Từ bàn tay trắng, bằng sự chịu thương chịu khó, biết học hỏi, nỗ lực, vợ chồng anh Trí và chị Thoan trở thành gia đình có kinh tế thuộc diện vững vàng nhất trên địa bàn xã. Nhìn vào hiệu quả của sự nỗ lực này, nhiều hộ gia đình ở địa phương cũng học tập, cố gắng chăm chỉ, vươn lên.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH), các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc triển khai các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK). Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã triển khai các mô hình “Dân vận khéo” phù hợp, lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua “DVK”...

Lan tỏa các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”
Thoát nghèo lên... phố - Kỳ 1: “Cánh tay nối dài”

Từ 52,9% hộ nghèo và cận nghèo, năm 2023, Đảng bộ tỉnh và huyện A Lưới phấn đấu giảm còn 24,91% hộ nghèo và còn 12% hộ cận nghèo, bằng mọi cách tạo kỳ tích, đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo để cùng cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thoát nghèo lên  phố - Kỳ 1 “Cánh tay nối dài”
Những điển hình thanh niên học theo lời Bác

Lan tỏa phong trào học Bác thông qua những tấm gương thanh, thiếu nhi là một trong những nỗ lực của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Những điển hình thanh niên học theo lời Bác
“Truyền lửa” cho thế hệ trẻ

Với quyết tâm “Tàn mà không phế”, những thương, bệnh binh trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương anh hùng. Họ còn là tấm gương điển hình trong công tác xã hội, giúp bà con, cộng đồng cùng phát triển kinh tê,́ từng bước thoát nghèo bền vững.

“Truyền lửa” cho thế hệ trẻ
Return to top