ClockThứ Bảy, 03/12/2016 10:29

Điều kiện kinh doanh vận tải biển

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.

Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải biển gồm: 1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây viết tắt là doanh nghiệp); 2. Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển khi đáp ứng điều kiện quy định về tổ chức bộ máy, tài chính, tàu thuyền và nhân lực.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế, tổ chức bộ máy phải có bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code); có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển; có bộ phận thực hiện công tác pháp chế.

Về tài chính, các doanh nghiệp này phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

Đồng thời, phải có tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Về nhân lực, người phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế. Người phụ trách bộ phận thực hiện công tác pháp chế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật. Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa, tổ chức bộ máy phải có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển.

Về tài chính, phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Ngoài ra, người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế. Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế

Đưa một chữ thiện vào triết lý kinh doanh, Tập đoàn TH đã phát triển TH True Milk trở thành thương hiệu sữa có giá trị dinh dưỡng cao, đáng tin cậy, được người Việt yêu mến. Huế có nền văn hóa Phật giáo tồn tại lâu đời, khi văn hóa đó thấm sâu vào sản phẩm đặc trưng của Huế thì hòa trong đó không chỉ đẹp, ngon, tinh tế mà còn mang có sự lợi lạc về cuộc sống cho khách hàng, khách du lịch.

Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top