ClockThứ Bảy, 08/06/2019 12:55

Dinh dưỡng cho ngày nắng nóng

TTH - Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè này, nắng nóng một số nơi ở miền Trung có thể vượt trên 40 độ C. Nắng nóng gay gắt tác động lên nhiều mặt đời sống, trong đó, sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Mùa nóng có nên tẩm bổ?Nên tự chế biến bữa ăn cho chính mìnhNắng nóng gây nguy hiểm ở người cao tuổi

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Huy

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có dịp trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Huy, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Trung ương Huế về cách phòng bệnh cũng như giúp mọi người dân thích nghi với thời điểm nền nhiệt tăng cao.

Thưa bác sĩ, người già và trẻ em thường nhạy cảm với thời tiết nắng nóng. Vậy những căn bệnh gì hai đối tượng này thường gặp, cách phòng tránh ra sao?

Trước hết đối với người lớn tuổi thường mắc bệnh viêm phế quản cấp, viêm mũi, xoang và các bệnh lý về tim mạch, như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim... Bên cạnh đó cũng mắc các bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Với trẻ em thường bị viêm mũi, viêm họng, viêm tiểu phế quản cấp; tiêu chảy, cảm sốt, say nắng.

Để phòng ngừa các bệnh lý trên trước hết mọi người cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn đủ chất, đầy đủ các nhóm...) và đảm bảo ATVSTP. Ngoài ra, trong thời tiết mùa hè nắng nóng mọi người cần phải uống đủ nước (khát và không khát vẫn uống), giữ mát, vệ sinh sạch sẽ cơ thể; tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nhà ra bên ngoài. Với trẻ em ngoài các giải pháp nói trên phải tiêm phòng đầy đủ.

Trong điều kiện nền nhiệt cao, bổ sung nguồn nước cho cơ thể như thế nào là đúng?

Đối với người lớn, mỗi ngày cần uống từ 2-2,5 lít. Với trẻ nhỏ thì tùy độ tuổi của trẻ để chúng ta bổ sung phù hợp, như trẻ sơ sinh thì từ 100-150 ml/ngày; trẻ 6 tháng- 1 năm tuổi thì uống từ 800 -1000ml/ngày; trẻ từ 1-10 tuổi uống theo công thức: 1000 ml+ n.50 ( n = số tuổi); trẻ trên 10 tuổi thì mức uống thông thường như người lớn.

Trời nắng nóng, người đi đường nên lựa chọn như thế nào với các loại nước giải khát đang được bày bán trên các đường phố như hiện nay?

Tốt nhất trong những ngày hè nắng nóng, chúng ta thường sử dụng nước dừa, cam vắt, chanh, nước rau má, nước chè xanh

Dẫu thời tiết nắng nóng nhưng việc di chuyển ngoài trời là điều không thể tránh khỏi. Vậy đối với trường hợp phụ nữ, nhất với các bạn gái cần bảo vệ làn da như thế nào. Loại mỹ phẩm gì là phù hợp thưa bác sĩ?

Đối với phụ nữ để bảo vệ làn da đẹp trong mùa nắng, trước hết ngoài nhu cầu ăn uống đủ chất hợp lý hàng ngày, cần uống nước đầy đủ, bổ sung thêm nước hoa quả. Khi ra khỏi nhà cần sử dụng kem dưỡng da. Tối, trưa lúc thời gian nghỉ ngơi cần masage da và đắp mặt nạ bằng dưa leo, cà chua, mật ong, cam...

Còn loại mỹ phẩm nào thì theo tôi ngoài các loại mỹ phẩm phụ nữ thường dùng, có thể dùng thêm sữa tắm (độ kem 25%, độ Ph 5-5,5). Không tắm nước nóng, nên rửa mặt bằng nước mát khi đi làm về; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không lo lắng nhiều dẫn đến stress là không hay.

Đối với những người chơi thể dục, thể thao, như tenis, cầu lông, tập gym... trong mùa nắng nóng mọi người cần chọn khung giờ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Thời gian chơi không quá 2 giờ và có thời gian nghỉ ngơi trong thời gian chơi. Quá trình chơi phải chú ý bù nước cho cơ thể, có thể bổ sung 3-4 lít, tăng 1-1,5 lít so với người bình thường; đồng thời, tăng cường uống thêm nước hoa quả...

 

Trách nhiệm chăm lo bữa ăn gia đình mùa hè cũng tạo áp lực cho bà nội trợ. Xin bác sĩ cho biết nên chọn những loại thực phẩm gì phù hợp cho gia đình giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vào mùa hè?

Theo tôi có 4 nhóm thực phẩm chính. Trước hết là tăng cường ăn sữa tươi vì nó giúp chống oxy hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa, hấp thụ tốt các dưỡng chất từ thức ăn, bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, mọi người chú ý ăn hành củ vì đây là rau củ giúp ngăn ngừa những cơn đau do nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, ngừa cảm cúm. Ngoài ra phải chú ý đến nhóm thực phẩm kích thích ngon miệng có nhiều vitamin trong loại rau; tăng cường những thực phẩm có chứa kẽm như thịt bò, các loại hải sản... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cuối cùng phải bổ sung các loại nước cam, chanh, cà chua... nhằm tăng cường vitamin C cho cơ thể; đồng thời bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ để tránh khô da và táo bón.

Người lao động trực tiếp ngoài trời rất dễ bị say nắng, vậy phải làm những gì để phòng tránh trường hợp này xảy ra?

Trước hết phải có áo quần mũ nón bảo hộ chống nóng. Uống đủ nước, nhất là nước hoa quả hoặc nước Oresol. Trong quá trình làm việc phải biết phân kỳ khoảng 45 phút đến 1 giờ thì nghỉ ngơi từ 10-15 phút.

Nếu không may trong quá trình làm việc ngoài trời bị sốc nhiệt do nắng nóng thì việc xử trí thế nào thưa bác sĩ?

Khẩn trương đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ áo quần, lau mát nước khắp người. Sử dụng quạt gió, để bệnh nhân nằm nghiêng, chú ý cho mặt người bệnh hướng về hướng có gió. Đắp khăn ướt vào cổ, bẹn, nách, khủy tay, chân cho nạn nhân. Cho uống nước đường pha ít muối (có nước Oresol càng tốt) và tiếp tục theo dõi, đồng thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất...

MINH TUỆ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt

Dự báo hôm nay (18/4), ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm

Để hỗ trợ người lao động thất nghiệp (LĐTN) trên địa bàn ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới, ngoài việc giải quyết các thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kết nối tạo việc làm đến với LĐTN.

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top