ClockThứ Hai, 02/07/2018 05:45

Định hướng để sinh viên có trách nhiệm khi dùng mạng xã hội

TTH - Sinh viên là nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội, song không phải ai cũng tiếp nhận hay chia sẻ thông tin có hiệu quả.

97,6% tân cử nhân trường ĐHSP Huế đạt từ loại khá trở lênChia tay thời sinh viênĐH Huế đăng cai tổ chức giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018Hơn 700 cơ hội việc làm cho sinh viên Trường ĐH Sư phạmTrường ĐH Nông lâm trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên

Các sinh hoạt đoàn, hội cũng là cơ hội để tuyên truyền đoàn viên, sinh viên nâng cao ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội

Khó kiểm soát

Lướt vào các trang fanpage hay các trang confesstion của ĐH Huế và các cơ sở giáo dục thành viên, không khó để thấy hằng ngày lượng sinh viên đăng tải, thích (like), bình luận và chia sẻ nhiều vấn đề. Đáng nói là một số thông tin, hình ảnh được chia sẻ, bình luận chưa chuẩn mực, mang tính chủ quan, có trường hợp sử dụng ngôn từ khá thô tục, nội dung nhạy cảm.

Ths. Nguyễn Văn Quang, Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế chia sẻ: “Vừa qua, khi đăng tải những thông tin cảnh báo sinh viên tránh bị lợi dụng phản đối các dự luật trên trang facebook cổng thông tin đoàn, hội của trường, cũng có một số bình luận mang tính cực đoan. Nhờ đây là trang facebook chính thống của trường nên có đội ngũ quản lý xử lý được.

TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế trăn trở, sinh viên có quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng facebook, nhưng việc sử dụng như thế nào lại là nỗi lo của lãnh đạo ĐH Huế và các trường. Hiện nay, chưa có cơ chế kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên để định hướng hiệu quả cho các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, người dùng dễ dàng lập tài khoản facebook ảo nên khó xác định được đó có phải là sinh viên hay không. Dù ĐH Huế và các trường, khoa trực thuộc đã giao nhiệm vụ này cho bộ phận công tác sinh viên, đoàn thanh niên, hội sinh viên theo dõi và nắm tình hình, song cũng rất khó để định hướng cho các trường hợp thông tin thiếu chuẩn mực, hoặc những phát ngôn mang tính chủ quan. Trong khi đó, không có chế tài xử lý, chủ yếu chỉ là tuyên truyền, nhắc nhở.

Anh Cao Hữu Phụng, Bí thư Đoàn Khoa Du lịch thừa nhận, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên gần gũi với đoàn viên, sinh viên nhưng rất khó bao quát được tình hình. Nhất là các trang confesstion thường được sinh viên lập ra nhưng các đăng tải luôn mang tính bí mật tài khoản người đăng. Để tìm ra người quản trị các trang này đã khó, tìm người đăng còn khó hơn. Đây thường là nơi sinh viên đăng tải các vấn đề bức xúc hoặc nhìn nhận mang tính chủ quan.

Đại diện các tổ chức đoàn, hội, CLB, đội nhóm nên thông qua mô hình của mình để định hướng sinh viên dùng mạng xã hội hiệu quả

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

ĐH Huế hiện có khoảng 45.000 sinh viên, chưa tính học viên sau ĐH, trong đó đa phần sinh viên hiện nay đều sử dụng facebook. Theo các chuyên gia, không thể cấm hay ban hành các quy định đối với sinh viên về sử dụng mạng xã hội. Thậm chí, nếu các cơ sở giáo dục được phép làm điều này thì đó không phải là “thượng sách”, vấn đề tiên quyết là phải tác động được nhận thức của sinh viên.

Nhiều cán bộ ĐH Huế và các trường thành viên cho rằng, bên cạnh việc tăng cường phát huy vai trò của Đoàn, Hội trong việc theo dõi, định hướng thông tin cho người học, cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động đối thoại thường kỳ với sinh viên, tập trung một số nội dung gần gũi để sinh viên dễ dàng trao đổi, qua đó tạo cơ hội để lãnh đạo, cán bộ các cơ sở giáo dục tiếp xúc và định hướng thông tin cho người học, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất.

Trong các học phần về giáo dục pháp luật và các hoạt động sinh hoạt về phát luật cũng nên mời các chuyên gia có kinh nghiệm, trực tiếp trao đổi các thông tin chủ trương, chính sách mới giúp sinh viên kịp thời nắm bắt. Đồng thời, nên có các chương trình chia sẻ, trò chuyện về kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay. “Tôi nghĩ, cần tổ chức các chuyên đề có thể đưa vào chương trình của tuần sinh hoạt công dân hoặc một số chương trình riêng. Để thu hút đông đủ sinh viên tham gia, cần có những giải pháp xét điểm rèn luyện. Điển hình như Luật An ninh mạng, các trường cũng nên tổ chức các buổi phổ biến cụ thể và rộng rãi để sinh viên hiểu và chấp hành”, anh Quang nói.

Các trường nên hình thành và công bố các trang mạng xã hội chính thức của đơn vị mình cho sinh viên biết. Các trang mạng xã hội này có đội ngũ quản trị làm nhiệm vụ cung cấp và xử lý thông tin. Trước các vấn đề mang tính nổi cộm, thông tin có nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc hoặc tạo ra những mục đích xấu thì trên các trang facebook, trang web của các cơ sở giáo dục nên có thông tin cảnh báo, định hướng sớm, cụ thể để sinh viên nhanh chóng tiếp cận.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”

TIN MỚI

Return to top