Đóa hàm tiếu chào xuân
TTH - Lúc còn là cô bé con quanh quẩn chân ba chờ đêm giao thừa, nghe những khúc ca xuân vang lên rộn ràng từ cuộn băng cát xét cũ, tôi đã nhớ như in câu hát “Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu…”. Có lẽ vì vương vấn về tên một loài hoa mình chưa hề nhìn thấy chăng? Với vốn chữ Hán non nớt học lỏm từ ông nội, tôi mơ hồ hiểu “hàm tiếu” nghĩa là nụ cười chúm chím, cười ẩn vào bên trong. Không hình dung được màu sắc, mùi hương cụ thể như thế nào. Như thế, tôi đinh ninh rằng loài hoa ấy chỉ có trong trí tưởng tượng của con người mà thôi.
Tết Giáp Ngọ vừa rồi, cơ duyên cho tôi gặp một doanh nhân đam mê cây cảnh, ông đã chỉ cho tôi những cây hàm tiếu được trồng trước sân nhà. Niềm vui len nhẹ trong lòng như áng mây trôi giữa thinh không, tôi say mê hỏi về loài hoa ấy. Ông giải thích: “Hàm tiếu thuộc họ ngọc lan, tên khoa học là Magnolia figo, có người gọi là dạ hợp hương, lan tiêu. Hàm tiếu là loài cây thân gỗ bụi, cao chừng 2-3 mét, lá nhỏ, nụ hoa có vỏ bao ngoài với lớp lông tơ mịn, hoa màu trắng ngà, gồm 5-6 cánh, nhụy bao quanh đài hoa màu xanh. Khi nở, hoa có mùi thơm dìu dịu tựa mùi chuối chín”.
THU MỸ
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”