ClockThứ Sáu, 23/06/2017 08:50

Doanh nghiệp chủ động khắc phục ô nhiễm môi trường

TTH - Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường năm 2011 là 45,9% và năm 2015 là 24,5%.

Thực tế, phần lớn tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Khuyến khích, phát huy được vai trò của các DN trong công tác BVMT là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay thông qua ý thức bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, chủ động trong việc khắc phục ONMT....

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường năm 2011 là 45,9% và năm 2015 là 24,5%. Đến nay, cả nước có 283 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, trong đó mới chỉ có 212 KCN đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 75%; 615 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các KCN, cụm công nghiệp còn lại, hoặc tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Hơn 4.500 làng nghề hầu hết còn sử dụng công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải nên gây ONMT.

Trước yêu cầu hội nhập, thực hiện những cam kết quốc tế liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính; các điều khoản cam kết về môi trường trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia ký kết và đang đàm phán..., nhiều DN trăn trở đầu tư, đổi mới để từng bước đáp ứng tiêu chí, quy định trong sân chơi chung. Thời gian qua, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đã áp dụng mô hình tiết kiệm năng lượng, trồng rau sạch trong khuôn viên khách sạn, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ... Điển hình có các đơn vị làm tốt như khách sạn La Résidence Huế, Saigon Morin Huế, Mondial, Làng Hành Hương... Nhờ thực hiện các tiêu chí về BVMT, DN không chỉ thể hiện tốt trách nhiệm với xã hội mà còn nâng cao hình ảnh và thương hiệu của DN.

Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam và nhiều DN tư nhân, HTX trên địa bàn tỉnh đang xây dựng và thực hiện hướng đi theo hướng sản xuất nông sản hữu cơ, nông sản sạch. Điều này vừa giúp cho môi trường ngày càng giảm tải ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học, phế phẩm công nghiệp, đồng thời tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng. Đến lúc đó, hình ảnh và thương hiệu của DN sẽ được nâng lên, thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ bền vững hơn, có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tuy vậy, không phải DN nào cũng có định hướng đúng và có thể làm được do nguồn kinh phí hạn hẹp. Nhưng các DN cần hiểu rằng, thời gian đầu tư, chuyển đổi công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng BVMT có thể sẽ làm cho chi phí sản xuất của DN tăng lên, nhưng trong dài hạn sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất thông qua giảm sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, giảm các chi phí liên quan đến pháp lý BVMT, chi phí khắc phục sự cố môi trường, tạo ra không gian làm việc hiệu quả cho người lao động...

Hiện nay các nguồn lực chính cho BVMT chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư hỗ trợ từ Quỹ BVMT với 1 Quỹ BVMT ở cấp quốc gia, 1 Quỹ BVMT ngành than, 42 quỹ BVMT địa phương và nguồn đầu tư hỗ trợ từ nguồn lực xã hội và các tổ chức quốc tế. Đây được xem là những kênh tài chính quan trọng để hỗ trợ, tài trợ cho các dự án đầu tư BVMT, mặc dù vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của các dự án. Vấn đề quan trọng là DN nên cương quyết, có trách nhiệm và “tự thân” chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực để đầu tư các công trình, các giải pháp về BVMT.

Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

TIN MỚI

Return to top