ClockThứ Bảy, 07/09/2019 06:15
TẬN DỤNG ƯU ĐÃI TỪ HIỆP ĐỊNH CPTPP:

Doanh nghiệp dệt may cần chủ động nguyên phụ liệu

TTH - Được đánh giá là một trong những mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, song trên thực tế các doanh nghiệp (DN) dệt may lại không tận dụng được ưu đãi khi không đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Việt Nam có cán cân thương mại tích cực với CPTPPCPTPP mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào CanadaDoanh nghiệp tăng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế từ CPTPP

Để tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may cần chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ

Khó tận dụng thời cơ

Là một trong những DN sản xuất hàng dệt may có tới 10 nhà máy đóng tại Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Nai, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên Huế, song Giám đốc phát triển Tổng Công ty TNHH Sơn Hà, ông Huỳnh Trọng Nghĩa lại không có nhiều kỳ vọng khi hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Ông Nghĩa cho rằng, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác (áp dụng ngay hoặc có lộ trình) không giúp gì cho DN khi 80% sản phẩm của DN đều xuất sang thị trường Mỹ, 20% còn lại là Pháp, trong khi CPTPP lại không có sự tham gia của Mỹ. Một yêu cầu khắt khe nữa mà CPTPP đưa ra khiến các DN dệt may khó tận dụng ưu đãi là quy tắc xuất xứ.

Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được áp dụng là “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Quy tắc này nhằm mục đích thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư trong khu vực để tăng giá trị của hàng dệt may được sản xuất trong khối, song lại gây khó khăn cho các DN khi gần như 100% nguyên phụ liệu đều nhập từ các nước ngoại khối.

Theo ông Nghĩa, lâu nay DN chưa thể chủ động trong nhiều công đoạn do thiếu nguyên phụ liệu tại chỗ. Có đến 90% lượng vải nhập khẩu, trong đó khoảng 70% nhập từ Trung Quốc, còn lại từ các DN nước ngoài không thuộc khối CPTPP. Vì vậy, để giúp DN dệt may tận dụng ưu đãi từ CPTPP, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung dệt may và tăng cường công tác kêu gọi đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may, tạo ra nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển và giúp DN chủ động đơn hàng.

Phó Giám đốc Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà, ông Lê Thanh Liêm khẳng định, có nguyên phụ liệu tại chỗ, DN sẽ khai thác các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) để chủ động tham gia vào quá trình sản xuất thay vì được cung cấp trực tiếp từ các đối tác khi thực hiện các đơn hàng gia công (CMT); đồng thời hướng đến các công đoạn cao hơn để gia tăng giá trị, đó là ODM (tự thiết kế, sản xuất) hay OBM (sở hữu nhãn hàng riêng). 

Ông Liêm lý giải, với trên 20 DN sản xuất hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt trên 500 triệu USD, chiếm gần 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, song hiện trên địa bàn chưa có DN sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Với tỷ lệ nội địa hóa chiếm chưa đến 20%, số còn lại DN phải nhập từ nhiều nước, nên để đáp ứng yêu cầu xuất xứ nguồn nguyên liệu trong nước thì ngoài nỗ lực từ phía các DN, cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ phía Chính phủ, bộ, ngành chức năng, tạo điều kiện cho ngành dệt, nhuộm trong nước phát triển.

Gia công hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế

Chủ động nguyên phụ liệu

Theo Giám đốc Công ty Scavi Huế Trần Văn Mỹ, để giải quyết nguyên phụ liệu sản xuất, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Scavi đã nhiều lần đứng ra tổ chức hội nghị xúc tiến và kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may. Qua khảo sát, các DN chưa đồng ý đầu tư khi hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), đặc biệt là KCN hỗ trợ dệt may Phong Điền chưa đồng bộ, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên rất khó đầu tư các nhà máy sản xuất, đặc biệt là sản xuất dệt nhuộm.

Phó Trưởng Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, ông Nguyễn Văn Sơn thông tin, UBND tỉnh có chủ trương cho phép các DN nghiên cứu đầu tư dự án sản xuất dệt nhuộm tại KCN Phong Điền với điều kiện không thải nước thải trực tiếp ra môi trường, yêu cầu nhà đầu tư nhập thiết bị công nghệ mới từ Ấn Độ, chỉ nhuộm bằng hóa chất và thải ra môi trường chất thải rắn; đồng thời yêu cầu các nhà đầu tư hạ tầng phải hoàn thiện hạ tầng trước khi thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.

Ông Sơn cho biết, hiện hai nhà đầu tư hạ tầng KCN Phong Điền là Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera và Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc cam kết sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng, bao gồm đường giao thông, hệ thống xử lý rác thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung để kêu gọi nhà đầu tư, trong đó sẽ tập trung kêu gọi các DN sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để lấy đầy KCN.

Theo ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công thương, ngoài việc chủ động nguyên phụ liệu sản xuất để đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ, các DN dệt may cần xây dựng chuỗi liên kết cung ứng của ngành dệt may từ sợi, đến dệt vải và cắt may. Mặt khác, phải phát triển công nghệ, xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế để sản xuất theo hình thức FOB và hướng đến ODM, đồng thời cần chú trọng phát triển công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại cho phát triển dệt may bền vững để gia tăng cạnh tranh. Để hỗ trợ DN, sắp tới Sở sẽ tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn DN có thể tìm hiểu rõ hơn những điều kiện, lợi ích của CPTPP, từ đó DN có lộ trình thực hiện để tận dụng được những cơ hội từ hiệp định đem lại.

Theo quy hoạch ngành dệt may giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh dự tính sẽ đầu tư 6.622 tỷ đồng để phát triển thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung. Theo đó, đã hình thành KCN phụ trợ dệt may Phong Điền với quy mô 400 ha, đồng thời sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại KCN, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và cục bộ, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

TIN MỚI

Return to top