ClockThứ Ba, 19/03/2019 21:29

Doanh nghiệp ở ASEAN lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2019

TTH - Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International, các giám đốc kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra tự tin đối với công việc kinh doanh của mình, với kỳ vọng mức tăng trưởng trung bình khoảng từ 6% đến 10% trong các lĩnh vực tương ứng.

ASEAN: Người dân thiếu thông tin về chất lượng không khí

Đông Nam Á đang được xem là điểm đến đầu tư của thế giới. Ảnh: Paidcpa

Thông qua cuộc khảo sát với hơn 100 nhà lãnh đạo cấp cao ở khu vực tư nhân và công cộng có trụ sở trong khu vực, “Báo cáo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á” đề cao các ưu tiên và chỉ ra những thách thức chính của doanh nghiệp trong năm 2019. Theo đó, đổi mới dịch vụ và sản phẩm, khám phá các kênh kỹ thuật số, đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội là những yếu tố phản ánh tâm trạng lạc quan và có nhiều cơ hội tăng trưởng.

Giám đốc quốc gia của Euromonitor International – bà Geana Barbosa nhận định rằng, “thế giới đang xem Đông Nam Á là điểm đến đầu tư, là nguồn tăng trưởng trong tương lai và nguồn cảm hứng cho sự đổi mới. Song song đó, các công ty và chính phủ trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức trong việc đổi mới lại chính mình để thúc đẩy đà phát triển kinh tế…”

Chuyển đổi kỹ thuật số là một trong những ưu tiên hàng đầu với kỳ vọng có thể thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2019. Ước tính, lượng cư dân Đông Nam Á truy cập internet hàng ngày sẽ tăng từ 18,3% trong năm 2014 lên 60,8% vào năm 2024, trong đó Indonesia và Thái Lan là những quốc gia ưu tiên cho việc phát triển các định dạng trên các thiết bị di động (mobile-first) đứng thứ 3 và thứ 4 trên toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

“Chuyển đổi kỹ thuật số là một vấn đề tốn kém, đòi hỏi phải thay đổi tổ chức cùng với việc sắp xếp lại các ưu tiên kinh doanh và chuyển đổi các kỹ năng của lực lượng lao động. Tuy nhiên, những cơ hội mà số hóa mang lại sẽ là chất xúc tác cho sự thay đổi ở thị trường Đông Nam Á”, Yvonne Kok, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Euromonitor International nhận xét.

Trong năm 2018, các nước ASEAN ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế 5,2%. Theo dự báo của Euromonitor International, tiểu vùng châu Á này sẽ tăng trưởng ở mức tương tự, khoảng 5,1% trong năm 2019, dẫn đầu là các thị trường như Campuchia, Lào, Myanmar, và Indonesia là nền kinh tế lớn nhất.

Khảo sát cho thấy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang hướng tới các mục tiêu tăng trưởng trung bình trong các lĩnh vực tương ứng của mình từ 6%-10%. Đáng chú ý, có đến hơn 30% số người tham gia khảo sát đang hướng đến mức tăng trưởng 11%-40%, và 87,2% những người được hỏi tự tin rằng doanh nghiệp của mình sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2019.

Quan trọng hơn, giới kinh doanh đang cho thấy sự tự tin mạnh mẽ rằng các doanh nghiệp đang vận hành tốt, làm nền tảng cho việc đặt ra các mục tiêu tăng trưởng cao, phản ánh tâm trạng lạc quan và nhiều cơ hội tăng trưởng.

Minh chứng cho những tín hiệu lạc quan này, Giám đốc điều hành một công ty thiết bị chăm sóc sức khoẻ của Thái Lan cho biết, “trong bối cảnh sự giàu có và tầng lớp trung lưu ở châu Á ngày càng tăng, người tiêu dùng đang đòi hỏi những sản phẩm tốt hơn, nhất là cho sức khỏe. Chúng tôi đang trải qua sự tăng trưởng tăng vọt cả ở các thị trường mới và thị trường hiện tại, đồng thời thị phần của chúng tôi trong khu vực cũng gia tăng…”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Euromonitor)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

TIN MỚI

Return to top