ClockThứ Năm, 28/01/2016 14:31

Doanh nghiệp phải khỏe

TTH - Không hẳn là tài nguyên, cũng không phải là đất đai... động lực phát triển của bất cứ một địa phương nào đều phải được xây dựng dựa trên hoạt động và sự phát triển của khối doanh nghiệp ở địa phương đó. Doanh nghiệp mạnh thì nguồn thu lớn, nguồn lao động được giải quyết, an sinh xã hội được đảm bảo. Nói một cách khác, muốn kinh tế - xã hội phát triển, doanh nghiệp phải mạnh.

Sản xuất các sản phẩm từ giấy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty TMDV Đông Kinh. Ảnh: Thanh Hương

Đặt cái nhìn cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động, đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển, có thể thấy là doanh nghiệp của Thừa Thiên Huế không khỏe. Con số từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy những thông tin tốt, khi trong năm 2015, tỉnh đã cấp mới 30 giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 14.142 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2014. Cũng trong năm 2015, toàn tỉnh có 836 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 14,7% so với cùng kỳ và tổng số vốn cũng tăng 20,3%, tương ứng 1.857 tỷ đồng. Tuy nhiên, những con số khác từ Cục Thuế tỉnh qua rà soát tình trạng hoạt động của người nộp thuế trên đăng ký thuế lại cho thấy, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều điều đáng lưu tâm. Theo đó, tính đến hết 31/12/2015, có 3.519 doanh nghiệp trong tổng số 5.939 người nộp thuế đang hoạt động. Số lượng doanh nghiệp nghỉ kinh doanh, chấm dứt hoạt động và đóng hẳn mã số thuế là 121; 513 doanh nghiệp nghỉ kinh doanh, chưa đầy đủ thủ tục để đóng mã số thuế và 263 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn là điều khá phổ biến trên cả nước. Điều này đã chi phối rất lớn đến mức độ, phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp đối với nền kinh tế. Riêng ở Thừa Thiên Huế, con số này lại chiếm một tỷ trọng khá lớn, đến 96% và chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng). Điều này lý giải vì sao suốt trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp của Thừa Thiên Huế khó tạo ra được một sự đột phá đáng kể, cho dù không thể không ghi nhận những đóng góp của họ trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong việc góp phần tạo được một mặt bằng ít bị xáo trộn trong an sinh xã hội. Có lẽ vì thế mà cho đến tận bây giờ, nếu kỳ vọng vào một sự đột phá, điều được nghĩ đến nhiều nhất vẫn là từ các nguồn vốn FDI, hoặc từ một số nhà đầu tư lớn trong nước mà chúng ta đã bắt đầu thấy sự hiện diện thông qua sự có mặt của Tập đoàn Vingroup, Nguyễn Kim, Tập đoàn Bitexco, Tổng công ty Viglacera… tại Huế.

Không trường vốn, tập trung chủ yếu ở phân khúc nhỏ và siêu nhỏ nên không khó trả lời cho câu hỏi mà một đồng nghiệp của chúng tôi đặt ra trong giao ban báo chí mới đây: có phải là doanh nghiệp Thừa Thiên Huế quá an phận thủ thường khi sau 30 năm đổi mới, chúng ta vẫn chưa thấy một sức bật đáng kể, trong khi có không ít doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Huế để đầu tư và họ đã tìm thấy cơ hội của mình. Tuy nhiên, vế thứ hai của câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ khi anh cho rằng, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần phải nghĩ và phải biết chứng tỏ mình là ai…!

Khi nói về sự phát triển, hay nói đúng hơn là mong muốn một sự thay đổi về nguồn nhân lực của tỉnh nhà, trong chia sẻ với bạn đọc Báo Thừa Thiên Huế trước thềm năm mới 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã đề cập đến việc cần phá dỡ rào cản về tâm lý, bao gồm tính hài lòng, tính bó gọn, thu hẹp mình để tạo ra một tư duy bứt phá, dám xông pha và dám chịu thất bại. Bên cạnh đó là các yếu tố khác về tính liên kết để đạt hiệu quả tốt trong công việc. Đây cũng là điều có thể được áp dụng cho doanh nhân và doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh. Tôi cũng nhớ, mình đã đọc ở đâu đó về việc đón nhận thất bại. Nếu có tâm thế này, hẳn doanh nghiệp Huế sẽ có thêm nhiều kỹ năng và sẽ cứng cỏi hơn khi đối đầu với sóng gió thương trường

Cơ hội không đến với kẻ yếu khi vào cuộc cạnh tranh. Nhưng để đón nhận được cơ hội, doanh nghiệp phải khoẻ. Điều này còn phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp tự phá rỡ rào cản đang có để vươn lên và lớn dậy. Có thể xem là một trợ lực quan trọng khi năm 2016 đã được tỉnh chọn là Năm Doanh nghiệp, với rất nhiều giải pháp cụ thể và sự huy động tổng lực trên nhiều lĩnh vực, từ lắng nghe và đối thoại đến tiếp cận nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính…

BÌNH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Return to top