ClockThứ Sáu, 16/02/2018 12:34

Doanh nghiệp Việt kỳ vọng “thăng hoa” năm 2018

Với môi trường kinh doanh cải thiện đáng kể, nhiều doanh nghiệp Việt kỳ vọng sẽ trụ vững trên thị trường, thậm chí “tỏa sáng” trong năm 2018.

Môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện

Thời gian vừa qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng kể. Cụ thể, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, nếu tính hai năm liên tiếp thì tăng 23 bậc, mức tăng mạnh nhất trong một thập niên qua.

Năng lực cạnh tranh cũng cải thiện rõ rệt về cả điểm số và thứ hạng. Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 0,1 điểm và 5 bậc (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137).

Mặc dù nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều tăng điểm, tăng hạng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), những chuyển biến này vẫn còn thiếu tính bền vững.

Bà Thảo cho rằng, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về môi trường kinh doanh, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các bộ vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.

Vẫn còn những điều kiện kinh doanh không cần thiết, hoặc được quy định chung chung. Bà Thảo cho biết, mặc dù nhìn chung có nhiều tiến bộ nhưng hiện nay, một số chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam còn thấp hạng.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, hiện nay vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Các cơ quan cấp trên chỉ đạo mạnh mẽ nhưng do thiếu sự kết nối chặt chẽ cùng với những lợi ích cá nhân dẫn đến thiếu sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan địa phương.

TS. Doanh cho rằng, cần có sự quan tâm, vào cuộc tích cực, chủ động hơn của các Bộ, ngành, địa phương; cần đặt mục tiêu ưu tiên về cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện các chỉ số còn thấp điểm, thấp hạng và chậm cải cách, đẩy mạnh Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong các hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời thiết lập cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát độc lập, TS. Doanh lưu ý.

Theo nhận định của bà Lương Tú Anh – Giám đốc điều hành Công ty CP Mắt Bão (Hà Nội) kiêm đồng sáng lập công ty CP BPO Mắt Bão, trong năm 2017, Chính phủ cũng đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và quan tâm tới khu vực kinh tế tư nhân. Gần đây, tôi nhận thấy có nhiều cuộc đối thoại giữa chính phủ với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mới đây nhất, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thông qua, luật được xây dựng từ nhu cầu phục vụ các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) như vốn, các chính sách thuế, đất đai, nguồn nhân lực... cũng như phân tích những điểm yếu kém của DN để hỗ trợ khối DNNVV phát triển.

Bà Lương Tú Anh - CEO Công ty CP BPO Mắt Bão (Hà Nội) được vinh danh khởi nghiệp xuất sắc

Bà Lương Tú Anh cho rằng, “môi trường kinh doanh Việt Nam đang ngày càng thuận lợi hơn sẽ giúp một phần cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin trong quá trình hội nhập và vươn ra thị trường quốc tế”.

Khát khao chinh phục thị trường

Nói về kỳ vọng của doanh nghiệp trong năm 2018, bà Lương Tú Anh bày tỏ: Mắt Bão là một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (gồm tên miền, website, hosting, cloud server) hay dịch vụ thuê ngoài BPO (thuê ngoài nhân sự, nhập liệu, đào tạo kỹ năng…) có quy mô và thương hiệu uy tín trên thị trường, và khát khao để trở thành số 1 ở các dịch vụ mà mình cung cấp.

15 năm qua, chúng tôi đã trở thành số 1 ở nhiều mảng như số 1 về nhà phát triển dịch vụ tên miền, số 1 về hosting tại Việt Nam, là công ty có dịch vụ thuê ngoài BPO (Business Process Outsourcing) với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với quy mô từ 50 người lên 2500 người sau 3 năm hoạt động.

Mắt Bão kỳ vọng trở thành số 1 thị trường Việt Nam ở mảng Website đóng gói và số 1 về mảng dịch vụ BPO dành cho khối DNNVV. Bên cạnh đó, kỳ vọng tạo việc làm chất lượng cho hàng nghìn thanh niên, người lao động thất nghiệp cũng là mục tiêu để doanh nghiệp nỗ lực hơn trong năm mới này, bà Tú Anh chia sẻ thêm.

Doanh nhân Lương Tú Anh cũng đánh giá: Môi trường kinh doanh đang ngày càng thuận lợi, chính phủ chỉ đạo quyết liệt sẽ phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động đầu tư - kinh doanh. Đặc biệt, việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 5 về đẩy mạnh cải cách thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Cùng với đó là niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng phát triển của Việt Nam tiếp tục được củng cố. Đây cũng là cơ hội để Mắt Bão có nhiều cơ hiệu tiếp xúc và tìm kiếm được những nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử Việt Nam đang được nhìn nhận là đầy tiềm năng khi mà người dùng internet ngày càng tăng. Quy mô thị trường trong 5 năm tới được dự đoán là 10 tỷ USD cũng là một trong những dự đoán tích cực đối với doanh nghiệp, bà Tú Anh cho hay.

Văn phòng công ty Mắt Bão

Tuy nhiên, bà Lương Tú Anh cũng chỉ ra những thách thức của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cố gắng, luôn vững vàng và đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt.

Không nỗ lực thì rất dễ bị đào thải

Theo đánh giá của TS. Đỗ Minh Chính - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực quốc tế HAVICO, Phó chủ tịch thường trực CLB Trí thức trẻ Hà Nội, hiện tại môi trường kinh doanh hiện tại có nhiều thách thức nhưng cũng có những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp.

Hiện nay tham gia môi trường kinh doanh ở nước ta không chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân mà còn có nhiều loại hình kinh doanh khác từ cá nhân đến hộ gia đình, từ kinh doanh truyền thống cho tới thương mại điện tử, … Mặt khác, với việc mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, ông Đỗ Minh Chính nhận định.

TS. Đỗ Minh Chính - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực quốc tế HAVICO, Phó chủ tịch thường trực CLB Trí thức trẻ Hà Nội

Tất cả những yếu tố đó làm đẩy cao tính cạnh tranh, đồng thời yêu cầu của khách dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng ngày càng cao hơn. Nếu doanh nghiệp không tập trung và nỗ lực thì rất dễ dàng bị đào thải khỏi nền kinh tế, ông Chính chia sẻ.

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo như Havico – công ty cung ứng nhân lực quốc tế, CEO Đỗ Minh Chính cho rằng, mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học luôn là ưu tiên cao nhất. Để thực hiện việc đó, trong năm 2018, Havico sẽ đầu tư cho việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, nhân viên của công ty, hoàn thiện hơn cơ sở vật chất phục vụ công tác tư vấn và đào tạo.

Havico là một địa chỉ tin cậy của nhiều du học sinh Việt Nam

Song, CEO Havico nhận định, tính cạnh tranh cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp vừa phát huy thế mạnh vừa nhìn nhận và cải thiện được điểm yếu của mình để hướng tới việc mang lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nếu không có cạnh tranh thì chắc chắn sẽ không phát triển và nền kinh tế chung của cả nước sẽ tiến triển rất chậm.

Chữ tín làm đầu

Ông Nguyễn Văn Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Vạn Hoa, chuyên kinh doanh, chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, bày tỏ tin tưởng, trong năm 2018 và những năm tiếp theo, các sản phẩm truyền thống của Việt Nam sẽ “lên ngôi”.

Ông Thảo cho rằng, hàng sản xuất truyền thống như nước mắm hay các sản phẩm là đặc sản của các vùng quê luôn có chỗ đứng vững trên thị trường. Dù cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm công nghiệp, nhưng bằng chất lượng và thương hiệu được người Việt tin dùng từ lầu, sản phẩm truyền thống sẽ ngày càng được khách hàng ưa chuộng.

Một cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Vạn Hoa

Dẫn chứng rằng sản phẩm nước mắm công nghiệp dù được chế biến theo dây chuyền hiện đại, chi phí tiết kiệm nhưng vẫn không thể lấn át được mặt hàng truyền thống cùng chủng loại, Giám đốc Công ty Vạn Hoa nhấn mạnh: Với phương pháp sản xuất tinh lọc từ nhiều thế hệ, quy trình kỹ thuật cải tiến, nguồn nguyên liệu đảm bảo, nhà xưởng rộng rãi, các sản phẩm truyền thống không phải lo lắng về đầu ra. Hiện nay, tuy nước mắm truyền thống mới chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thông thái.

Tiên phong đưa bánh kẹo ngon, an toàn, mang bản sắc truyền thống dân tộc Việt đến với người tiêu dùng Việt Nam và thế giới, bà Ngô Thị Tính – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh coi phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt là sứ mệnh của mình.

Bà Tính chia sẻ: Nói đến truyền thống, ai cũng nghĩ đến sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, rẻ tiền. Hạn chế của các loại bánh truyền thống là vùng nào làm thì chỉ để bán cho vùng đó. Nhưng bây giờ xã hội rất phát triển, nếu những người thủ công chỉ nghĩ đến thế thôi thì sẽ không phát triển được nữa.Các mặt hàng sản xuất truyền thống là hạn sử dụng của sản phẩm, trước kia chỉ 3 - 5 ngày, rồi dần tăng lên đến 10 ngày.

Một vấn đề rất quan trọng nữa trong kinh doanh, theo bà Tính, là lựa chọn khách hàng. Yêu cầu của siêu thị nhất là các hệ thống siêu thị lớn như Metro, BigC, Lotte và một số hệ thống siêu thị như Intimex, Hapro đều rất nghiêm ngặt, không những về chất lượng mà còn về rất nhiều vấn đề, từ hạn sử dụng, trọng lượng của sản phẩm, khối lượng tịnh, quy cách bao bì đóng gói, tem nhãn...

Vì thế, bà Tính nhấn mạnh, muốn xây dựng được thương hiệu, muốn phát triển được thì phải giữ cái cốt cách, cốt lõi của mình, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Hiện tại công ty đang hướng xuất khẩu sang một số nước như Phillipines, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc…

Theo World Bank đánh giá bảng xếp hạng của Việt Nam năm 2018 là ở vị trí thứ 68/190 nền kinh tế được đánh giá, WB khẳng định môi trường kinh doanh, thuận lợi hóa kinh doanh của Việt Nam năm 2018 cải thiện rất nhiều so với vị trí thứ 82 trong năm 2017 và vị trí thứ 90/189 nền kinh tế được đánh giá năm 2016. So sánh tương quan vị thế của Việt Nam trong các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, Việt Nam đã vượt khá nhiều nước trong khu vực.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Return to top