ClockThứ Sáu, 05/04/2019 05:30

Đổi cách làm từ gốc thay vì tập trung “dọn” phần ngọn

TTH - Mấy năm nay, nhiều phụ nữ ở các địa phương rất tích cực, nhiệt tình trong việc dùng giỏ nhựa đi chợ, mua hàng hóa. Song, tồn tại vẫn còn và hiệu quả đem lại chưa cao.

Lan tỏa “Ngày Chủ nhật xanh”.Hành trình “Ngày chủ nhật xanh” ý nghĩa của Hội Doanh nhân trẻTrao kinh phí xóa nhà tạm đợt một cho hộ khó khăn và ra quân ngày chủ nhật xanh

Dùng hộp đi chợ, mỗi ngày chị Ngô Mỹ Hạnh đã "nói không" với gần 10 chiếc túi ni lông sử dụng 1 lần

Nhìn chị Ngô Mỹ Hạnh, ở đường Lê Ngô Cát, TP. Huế xách theo chiếc hộp nhựa to đang mua hàng ở hàng cá, chợ Trường An, nhiều người ngoái nhìn và trầm trồ vì chiếc hộp đựng quá tiện lợi. Theo chân chị Hạnh, qua mấy hàng cá, tôm, thịt, rau..., thứ nào chị cũng nhắc khéo người bán hàng cho thẳng vào hộp, chẳng cần bao gói lùm xùm. Nhẩm tính, chỉ riêng một buổi chợ này, so với bao người mua hàng khác, chị tiết kiệm phải gần 10 chiếc túi ni lông. Thế mà nhìn chị cùng chiếc hộp trông càng lịch sự và sạch sẽ.

Mấy năm nay, nhiều phụ nữ ở các địa phương rất tích cực, nhiệt tình trong việc dùng giỏ nhựa đi chợ, mua hàng hóa. Song, tồn tại vẫn còn và hiệu quả đem lại chưa cao. Vì qua thực tế, khi mua một số loại hàng ướt như cá, tôm, thịt... đều được bọc thêm một chiếc túi ni lông. Thế nên, mặc dù tiết giảm được một phần túi ni lông, nhưng mục tiêu "nói không" với túi ni lông sử dụng 1 lần vẫn chưa thể đạt kết quả toàn diện.

Trước cảnh báo về tính nguy hại của túi nhựa, ni lông sử dụng 1 lần đối với môi trường sống trên đất liền và đại dương, việc tuyên truyền, kêu gọi người dân hạn chế sử dụng túi ni lông dùng 1 lần đã được phát động rộng khắp. Nhất là từ khi Kế hoạch số 34 của UBND tỉnh về thực hiện phong trào "Nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần" ban hành; đồng thời lồng ghép thực hiện cùng với phong trào "Ngày Chủ nhật xanh", ý thức sử dụng cũng như xả loại rác này của người dân đã chuyển biến.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, nếu chỉ dừng lại ở động thái "kêu gọi" mà không có sự thay đổi lớn trong hành động để giảm thiểu, tiến đến nói không, thì loại túi ni lông sử dụng 1 lần vẫn sẽ "âm thầm" hủy diệt môi sinh, môi trường. Nhiều mô hình, phong trào được triển khai trên địa bàn tỉnh, song dường như chỉ mới tập trung vào việc khắc phục, giải quyết phần ngọn, có nghĩa dốc sức để "dọn" rác mà chưa có giải pháp căn cơ, quyết liệt để giải quyết vấn đề từ phần "gốc".

Mới đây, chính phủ Hàn Quốc áp dụng lệnh cấm đối với việc sử dụng túi ni lông dùng một lần tại các cửa hàng bán lẻ lớn trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 1/4/2019. Các nhà bán lẻ vi phạm lệnh cấm có thể phải đối mặt với án phạt lên đến 3 triệu won (khoảng 2.644 USD). Trước đó, các nước như: Australia, Anh, Zimbabwe, Chile, Đài Loan (Trung Quốc) đã cấm sử dụng túi ni lông và khoảng hơn 30 nước khác cũng đã hạn chế sử dụng.

Liên minh châu Âu (EU) cấm túi ni lông kể từ năm 2021. Đây được cho là giải pháp mạnh tay để đối phó với rác thải nhựa. Liên hợp quốc từng tuyên bố, nếu nhân loại không ngừng sử dụng túi và chai nhựa thì đến năm 2050, các đại dương thế giới sẽ có nhiều rác nhựa hơn là cá.

Điều này cho thấy, nếu mỗi người dân cùng chung tay bằng hành động thiết thực nhất, chẳng hạn dùng hộp, túi sử dụng nhiều lần để đi chợ, mua hàng hóa, thực phẩm; không dùng bao gói đựng thực phẩm, thức uống bằng đồ nhựa sử dụng 1 lần... là đóng góp lớn cho môi trường và giảm thiểu, tiết kiệm cho dây chuyền từ thu gom, vận chuyển đến xử lý.

Cùng với đó, việc sớm có sản phẩm thay thế như các loại túi tự phân hủy sinh học, có thời gian phân hủy nhanh hơn túi ni lông thông thường và ít gây hại cho môi trường sẽ giúp phong trào "Nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần" dễ dàng đi đến thành công hơn. Dù lúc đó, sản phẩm thay thế thân thiện này đắt hơn túi ni lông sử dụng 1 lần mà người dân quen dùng vẫn buộc họ chỉ lựa chọn một trong hai cách, hoặc là lãng phí thêm tiền túi để "trả" cho nhu cầu tiện dụng, hoặc dùng túi, giỏ, hộp đựng nhiều lần, bền chắc hơn để tiết kiệm ngân sách gia đình, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường...

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tập trung nhiều vấn đề cùng quan tâm

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (AMM Retreat) diễn ra từ ngày 28 - 29/1 tại thành phố Luang Prabang, Lào. Trong đó, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhóm họp lần đầu tiên trong năm nay, khởi động các cuộc thảo luận về những ưu tiên trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào, với chủ đề “ASEAN: Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi”, đồng thời vạch ra kế hoạch hoạt động của ASEAN trong thời gian còn lại của năm.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tập trung nhiều vấn đề cùng quan tâm
Tập trung nhân lực giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Năm 2023 là năm tỉnh và TP. Huế triển khai nhiều dự án (DA) trọng điểm nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) được xem là nhiệm vụ quan trọng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo tiền đề để năm 2024 hoàn thành công tác GPMB các DA trọng điểm, hoàn thiện hạ tầng góp phần cùng với cả tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung nhân lực giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
Tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế

Năm 2024 là năm cả tỉnh đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Với vai trò là đô thị hạt nhân, đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế tiếp tục đầu tư nguồn lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế
Huy động nguồn lực, tập trung khai thác các nguồn thu

Năm 2023, do tác động của các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất của Nhà nước hỗ trợ để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), đặc biệt là sự trầm lắng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng lớn kết quả thu ngân sách (TNS) trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhờ triển khai nhiều giải pháp nên tổng TNS năm 2023 vẫn đạt và vượt so với dự toán.

Huy động nguồn lực, tập trung khai thác các nguồn thu

TIN MỚI

Return to top