ClockThứ Năm, 18/07/2019 14:51

Đối mặt với biến đổi khí hậu, ASEAN cần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh

TTH.VN - Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ASEAN cần "định hướng lại chi tiêu" để dành cho các dự án bền vững hơn, vì thời tiết khắc nghiệt có thể đe dọa đến sự phát triển của khu vực.

Đông Nam Á: Hơn 1 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng xanhADB tổ chức chương trình nhà ở và cơ sở hạ tầng xanh ở Thái Bình DươngThế giới cần khoảng 7.000 tỷ USD để xây dựng “cơ sở hạ tầng xanh”

Một trận lụt ở đảo Mindanao năm 2017. Ảnh: AFP

Trong 5 năm tới, ASEAN sẽ cần 157 tỷ USD trong đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm, nhưng các dự án cần phải chống chịu được các điều kiện khí hậu để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của khu vực đối với thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, ADB nhấn mạnh.

Do sự đa dạng về địa lý với bờ biển dài cùng một lượng lớn quần đảo và các khu vực thấp so với mực nước biển đông đúc dân cư, Đông Nam Á đã trải qua nhiều thảm họa liên quan đến thời tiết trong thập kỷ qua, từ mưa bão và lũ lụt cho đến lở đất và cháy rừng...

Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2019, trong năm 2017, Thái Lan và Việt Nam nằm trong danh sách top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thời tiết khắc nghiệt, cả về tỷ lệ tử vong và thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, các quốc gia liên tục bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như Philippines, cũng nằm trong danh sách các nước hàng đầu chịu tác động dài hạn, với các thảm hoạ đơn lẻ nghiêm trọng như siêu bão Haiyan, gây ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Báo cáo này một lần nữa tái xác nhận kết quả của những phân tích trước đó rằng các nước kém phát triển thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nước công nghiệp hóa, đồng thời cũng khẳng định khoa học gần đây đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu với lượng mưa kỷ lục của những cơn bão năm 2017, cho thấy các cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng sẽ gia tăng khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên.

Người dân chèo thuyền giữa dòng nước lũ ở Hà Nội ngày 2/8/2018. Ảnh: AFP

Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng xanh

Trong bối cảnh nền kinh tế ASEAN tiếp tục phát triển nhanh chóng, các dự án cơ sở hạ tầng cần phải bền vững hơn và thích ứng với các điều kiện khí hậu để giảm thiểu tác động của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, Giám đốc nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực của ADB Rana Hasan nhận định.

“Chúng ta cần các loại hình đầu tư cơ sở hạ tầng mới có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo”, ông nói, đề cập đến khoản vay trị giá 7,6 triệu USD từ ADB để giúp xây dựng một công viên năng lượng mặt trời 100 megawatt ở Campuchia khi việc sản xuất điện được coi là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu trên thế giới.

Ngoài ra, ngành vận tải là một ngành công nghiệp khác cần phải thay đổi bằng cách định hướng lại việc chi tiêu, thay vì xây dựng ngày càng nhiều đường sá, có thể cân nhắc đến việc vận chuyển hàng loạt bằng các phương tiện công cộng.

Ông Hasan lưu ý rằng ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu là một thách thức thực sự đối với sự phát triển của khu vực, do đó cơ sở hạ tầng cần phải kiên cố hơn trước tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong một tín hiệu lạc quan, ADB khẳng định muốn hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng xanh. Gần đây, ADB đã cho ra mắt một khoản vay mới trị giá 1 tỷ USD  để đầu tư vào các dự án ở Đông Nam Á.

Giám đốc Bộ phận Giao thông và Truyền thông của ADB tại Đông Nam Á Hiroaki Yamaguichi cho rằng khi huy động đầu tư, cần phải cân bằng giữa sự phát triển, tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện khí hậu. “Nhiều nước ở ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Nhiều thành phố hiện không thể sống được và sẽ càng tồi tệ hơn trong tương lai. Do đó, chúng ta cần phải hành động trước khi tình hình trở nên xấu hơn”, ông nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The    

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Return to top