ClockThứ Năm, 06/08/2015 10:13

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

TTH.VN - Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

Ngày 6/8, Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), để lấy ý kiến của toàn xã hội.

Có môn học bắt buộc và tự chọn

Theo dự thảo, giáo dục phổ thông là 12 năm, gồm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học 5 năm và THCS 4 năm), định hướng nghề nghiệp (bậc THPT 3 năm). Chương trình có 8 lĩnh vực giáo dục: ngôn ngữ và văn học, toán học, đạo đức - công dân, thể chất, nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ - tin học.

Bảng chi tiết Kế hoạch giáo dục trong dự thảo

Hệ thống các môn học được thiết kế thống nhất giữa các lớp trước với lớp sau; tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới.

Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học.

Ví dụ: Môn học cốt lõi của lĩnh vực giáo dục đạo đức – công dân có các tên: Giáo dục lối sống (tiểu học), Giáo dục công dân (trung học cơ sở) và Công dân với Tổ quốc (trung học phổ thông).

Cốt lõi trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên (trung học cơ sở).

Lên trung học phổ thông, môn khoa học xã hội cùng với các môn lý, hóa, sinh sẽ dành cho học sinh định hướng khoa học tự nhiên; môn khoa học tự nhiên cùng với các môn sử, địa sẽ dành cho học sinh định hướng khoa học xã hội. Học sinh còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân.

Các môn học ở cả 3 cấp được chia thành môn bắt buộc và tự chọn. Tỷ lệ môn tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên. Ở giai đoạn cơ bản, các môn bắt buộc gồm: tiếng Việt/Ngữ văn; Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/khoa học xã hội.

Ngoài các môn bắt buộc, học sinh được tự chọn dưới các dạng khác nhau: tự chọn tùy ý gồm: ngoại ngữ 2, tiếng dân tộc, nghiên cứu khoa học kỹ thuật (ở lớp 8, lớp 9); tự chọn trong các môn học gồm: kỹ thuật/công nghệ, tin học, âm nhạc, thể thao, kỹ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Trong cả cấp học trung học phổ thông, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định.

Giúp hình thành phẩm chất và năng lực học sinh

Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm; những năng lực như: giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Theo Bộ GD-ĐT, sau khi đã được ban hành chính thức, trong quá trình tổ chức thực hiện, chương trình vẫn được cán bộ quản lý, giáo viên, các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và những người quan tâm nhận xét, góp ý. Hằng năm, Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, các nhà trường được phép (và được yêu cầu) xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Return to top