ClockThứ Hai, 23/05/2016 06:23

Đôi tay tài hoa

TTH - Ở Thủy Xuân (Huế), ngày nay khó tìm thấy người thứ 2 có kỹ thuật điêu luyện và đầy sức sáng tạo, cùng bàn tay tài hoa như nghệ nhân Nguyễn Văn Viện. Ông cũng là người duy nhất được phong tặng danh hiệu nghệ nhân tạo mẫu. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Nhạn, Hội trưởng Hội nghề truyền thống nghề đúc Huế.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện với tác phẩm đúc đồng nghệ thuật “Duyên dáng Cố đô” 

Vào nghề từ năm 14 tuổi, ông Nguyễn Văn Viện được người cha truyền lại những bí quyết nghề truyền thống gia đình, dần trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng nghề đúc đồng tại Huế. Theo nghệ nhân, học nghề tạo mẫu đúc đồng rất khó. Ngoài khả năng, kỹ năng cần thiết của người thợ, còn phải có tố chất người nghệ sĩ, thể hiện qua sự sáng tạo trên mỗi sản phẩm. Tuổi trẻ của ông là những ngày lang bạt từ Nam ra Bắc, tới tham quan các làng đúc khác nhau để học hỏi kinh nghiệm. Ông trải lòng: “Bí quyết của cha tôi truyền lại chỉ 50%, phần còn lại tôi tự học mới có được”.

Ông Viện nổi tiếng với các sản phẩm đồng mỹ nghệ do chính ông tạo mẫu. Mỗi sản phẩm làm ra đều có sức hút kỳ lạ, bởi mẫu mã luôn sáng tạo cùng với kỹ thuật chạm khắc, chạm lộng tinh xảo. Tác phẩm ống chạm “ Long tứ linh” đạt giải vàng tại hội chợ triển lãm do Bộ nông nghiệp và phát triển nông  thôn tổ chức tại Huế năm 2006. Tác phẩm “Duyên dáng Cố đô” lấy hình tượng chiếc nón bài thơ xứ Huế đạt giải vàng tại hội chợ làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2008...

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện còn nổi tiếng về tạo mẫu chân dung các danh nhân lịch sử như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh... đặt tại các vị trí trang trọng ở các bảo tàng trong cả nước. Ông Viện chia sẻ: “Để đúc tượng chân dung Bác Hồ, tôi phải nghiên cứu kỹ về cuộc đời, sự nghiệp, tính cách của Người và tìm đặc điểm nhân tượng học để tạo thần sắc, khí phách cho bức chân dung”.

Năm 2000, ông cùng các nghệ nhân ở phường Phường Đúc, đúc thành công đại hồng chung lớn nhất Đông Nam Á đặt ở chùa Bái Đính. Trong đó, ông đã khắc 2 bài kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Việt, với lối khắc âm bản.

Gần 60 năm theo nghiệp, nghệ nhân Nguyễn Văn Viện không nhớ rõ mình đã đúc, sáng tạo bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật được đặt trên khắp ba miền đất nước. Ông luôn say mê với nghề và cảm thấy tự hào vì đã truyền được tình yêu nghề truyền thống tới thế hệ sau. Ông đã đào tạo cho nghề đúc đồng ở Huế trên 50 người thợ lành nghề tạo mẫu, góp phần giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng thủ công truyền thống Huế, vốn đã để lại dấu ấn lịch sử trong kho tàng văn hóa vật thể Việt Nam.

Bài, ảnh: Hoàng Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV

Tại giải Vô địch Cung thủ xuất sắc Quốc gia năm 2024 được tổ chức ở sân nhà, bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV. Mục tiêu này được kỳ vọng vào cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV
Huế yên bình

Nhiều du khách chọn Huế là địa điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm kiếm một chút chữa lành nào đó. Cảnh đẹp nên thơ, với vô vàn địa điểm hấp dẫn của vùng đất Cố đô sẽ giúp du khách tìm thấy sự yên bình thật sự.

Huế yên bình
Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top