ClockThứ Năm, 04/02/2016 16:05

Đổi thay hạ tầng đô thị Huế

TTH - Kết cấu hạ tầng đô thị Huế có sự đổi thay đáng kể sau 5 năm, từ 2010-2015 nhờ sự đầu tư đồng bộ, tập trung từ phía UBND TP Huế.

Dấu ấn

Những công trình, dự án mang dấu ấn nhiệm kỳ 2010-2015, góp phần làm thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng trên địa bàn TP Huế có thể kể đến các dự án: chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ, Đống Đa, Lý Thường Kiệt, sông Ngự Hà...

Có các vòi phun nước, công viên Tôn Đức Thắng nên thơ hơn

Với các công trình, dự án đang thực hiện hoặc chuyển tiếp từ giai đoạn 2010-2015, sang giai đoạn 2015-2020 đầu tiên phải kể đến dự án cải thiện môi trường nước TP Huế. Đến nay, Ban quản lý dự án cơ bản đã khởi công những gói thầu chính, trong đó gói thầu quan trọng nhất là xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại phường An Đông. Vài năm tới, khi dự án hoàn thành, sẽ giải quyết gần như toàn bộ tình trạng ngập úng cục bộ cho khu vực trung tâm phía Nam TP Huế.

Từ sự đầu tư ban đầu của dự án cải thiện môi trường nước, TP Huế triển khai khá nhiều công trình chỉnh trang, mở rộng các tuyến đường để tạo điểm nhấn cho đô thị Huế. Một số công trình tiêu biểu, gồm, chỉnh trang phố Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu và mở rộng đường Tố Hữu nối dài để kết nối với đoạn đường phía dưới được Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị làm chủ đầu tư đã triển khai thi công gần hoàn thành.

Theo Chủ tịch UBND TP Huế - Nguyễn Văn Thành, với hai dự án vừa nêu, nếu không có sự đầu tư ban đầu của dự án cải thiện môi trường nước, chưa biết lúc nào TP Huế mới có kinh phí để triển khai chỉnh trang, mở rộng.

Sẽ là thiếu sót nếu dự án di dời, tái định cư cho vạn đò TP Huế không được nhắc đến trong giai đoạn 2010-2015. Với dự án này, ngoài đem lại hình ảnh mới, trong xanh, sạch đẹp cho những con sông trên địa bàn TP Huế, còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đem đến cơ hội cho người dân vạn đò được sống trong những căn nhà kiên cố, con em có thêm cơ hội đến trường.

Các dự án về bó vỉa, trồng cây xanh, hoa, cỏ, vỉa hè, điện chiếu sáng cũng được đầu tư đồng bộ. Mới đây, UBND TP Huế đã phê duyệt chủ trương chỉnh trang hệ thống cây xanh trên 15 tuyến đường và các công viên, điểm xanh để tạo sự tươi mới cho đô thị Huế, nhất là để chào đón Tết Nguyên đán Bính Thân và những sự kiện quan trọng sắp tới như Festival Huế 2016.

Thêm nhiều công trình mới

Tổng mức đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm của TP Huế, giai đoạn 2016-2020 hơn 17.800 tỷ đồng, song chỉ riêng các công trình công cộng, chỉnh trang đô thị đã chiếm hơn 16.000 tỷ đồng, với gần 100 công trình, dự án, lĩnh vực kinh tế chỉ chiếm hơn 285 tỷ đồng, với 9 công trình, còn lại dành cho các lĩnh vực y tế, văn hóa, trụ sở, quy hoạch cắm mốc lộ giới… Điều đó cho thấy, việc đầu tư cho hạ tầng đô thị Huế luôn được tập trung, ưu tiên vốn. Riêng năm 2015, UBND TP Huế đã giải ngân hơn 240 tỷ đồng cho các công trình xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình, dự án từ năm trước chuyển sang.

Kế hoạch đầu tư trung dài hạn của UBND TP Huế sẽ thực hiện thêm nhiều công trình mới. Với sự đầu tư đó, một vài năm nữa, đô thị Huế càng lung linh, hiện đại hơn. Có thể điểm qua một số công trình sẽ được đầu tư trong thời gian tới như chỉnh trang, nâng cấp chợ Đông Ba, hoàn thiện cụm công nghiệp An Hòa, chỉnh trang bờ kè, hành lang bến thuyền du lịch Thiên Mụ, Phú Cát, Đông Ba, nâng cấp một số chợ…

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 của UBND TP Huế, ông Nguyễn Văn Thành cho hay, từ 2016 và các năm về sau, các chương trình trọng điểm trên địa bàn TP Huế chủ yếu tập trung cho đầu tư hạ tầng. Song, sẽ không đầu tư dàn trải mà chỉ đầu tư một số công trình trọng điểm, tạo điểm nhấn, cố gắng đầu tư hoàn thành trong thời gian sớm nhất, không kéo dài, kể cả phần quyết toán.

Chủ trương xã hội hóa trong đầu tư cũng được triển khai sâu rộng hơn với nhiều dự án sắp tới. Khi nguồn thu ngân sách càng lúc càng khó khăn thì đây là giải pháp hiệu quả để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho các công trình dự án, không riêng về kinh tế mà cả lĩnh vực văn hóa xã hội, như Festival Nghề truyền thống Huế 2015 đã thực hiện. Nhờ chủ trương này mà TP Huế đã kêu gọi được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, nghệ nhân, giúp tiết giảm khoảng 50% kinh phí tổ chức.

Tuy đã có những dự án, kế hoạch đầu tư để đồng bộ hạ tầng đô thị, tuy nhiên, ở một số công trình, việc đầu tư chưa đến nơi đến chốn hoặc thiếu sự kết nối dẫn đến chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn. Ví như một số tuyến đường ở khu quy hoạch Kiểm Huệ được đầu tư khá đẹp song phần vỉa hè, bó vỉa chưa được quan tâm. Nhiều nơi cỏ mọc nhếch nhác, người dân tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường. Điều này cử tri TP Huế cũng đã phản ánh nhiều lần trong các buổi tiếp xúc của đoàn đại biểu các cấp.

Theo lãnh đạo TP Huế, sắp tới TP Huế sẽ quan tâm đến việc đầu tư các công trình mang tính kết nối để hoàn thiện, tạo tính thẩm mỹ thêm cho từng dự án. Như mới đây, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã bắt các vòi phun nước trên mặt hồ ở công viên Tôn Đức Thắng, đem lại sinh khí mới cho khu vực này. Người dân và du khách khi đi qua đây đều chăm chú nhìn và thích thú với những vòi phun nước khá đẹp mắt. Lấy một ví dụ để thấy, Huế hiện có rất nhiều công trình ấn tượng, song, nếu chưa khai thác tốt hoặc đầu tư chưa đến nơi đến chốn sẽ khó đem lại hiệu quả. Hơn nữa, những đầu tư như vừa nêu không tốn quá nhiều kinh phí.

Tổng mức đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm của TP Huế, giai đoạn 2016-2020 hơn 17.800 tỷ đồng, song chỉ riêng các công trình công cộng, chỉnh trang đô thị đã chiếm hơn 16.000 tỷ đồng, với gần 100 công trình, dự án, lĩnh vực kinh tế chỉ chiếm hơn 285 tỷ đồng, với 9 công trình, còn lại dành cho các lĩnh vực y tế, văn hóa, trụ sở, quy hoạch cắm mốc lộ giới… Điều đó cho thấy, việc đầu tư cho hạ tầng đô thị Huế luôn được tập trung, ưu tiên vốn. Riêng năm 2015, UBND TP Huế đã giải ngân hơn 240 tỷ đồng cho các công trình xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình, dự án từ năm trước chuyển sang.

Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
“Thương hiệu Huế” nhìn từ Quy hoạch tỉnh

Cần tạo ra “thương hiệu Huế”, đó là một trong những đặt hàng của các bộ, ngành Trung ương đối với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Chính phủ thông qua.

“Thương hiệu Huế” nhìn từ Quy hoạch tỉnh
Những “ký ức tập thể” của đô thị Huế

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm giữ cho bằng được biệt thự Pháp ở số 26 Lê Lợi như một cách lưu giữ thêm “hồn vía” và “ký ức tập thể” cho đô thị Huế.

Những “ký ức tập thể” của đô thị Huế
Đô thị cho thành phố trực thuộc Trung ương

Nhiều vấn đề về môi trường, chỉnh trang đô thị, áp lực giao thông và quy hoạch mạng lưới giao thông rất cần các giải pháp căn cơ, phù hợp. Diện mạo một đô thị văn minh, hiện đại là điều tỉnh đang hướng đến trong tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Đô thị cho thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top