ClockThứ Ba, 20/11/2018 13:45

“Đòn bẩy” từ hội viên nòng cốt

TTH - Xác định công tác xây dựng và phát triển hội viên nòng cốt là “đòn bẩy” thúc đẩy phong trào hội phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang) luôn chú trọng củng cố hệ thống hội viên các chi hội.

Tự tin khởi nghiệp

Tại hội thi “Cán bộ hội sống vui, sống khỏe” ở Phú Đa

Chị Nguyễn Thị Hiền, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Trường Lưu cho biết, chi hội hoạt động tích cực nhờ 55/220 hội viên nòng cốt (chiếm 25%). Đây là những tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động phụ nữ nói chung và hội viên nói riêng ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua của Hội. Đồng thời, các chị cũng là thành viên có uy tín trong giải quyết những bất hòa, tranh chấp ở địa phương, góp phần ổn định an ninh trật tự. Điển hình là chị Vương Thị Ngọc Anh, Tổ trưởng tổ phụ nữ 1. Nhờ lối sống chan hòa, quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm và các hội viên khác, chị được người dân tín nhiệm, nhiều lần hòa giải thành công các bất hòa, tranh chấp trong khu dân cư.

Bà Mai Thị Thanh Thảo, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Phú Đa thông tin, trên địa bàn xã có 9 chi hội, gồm 32 tổ với hơn 1.600 hội viên, trong đó có 408 hội viên nòng cốt (chiếm tỷ lệ 24,95%). Thông qua các hội viên nòng cốt, Hội LHPN thị trấn Phú Đa đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em về các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em, như chế độ, chính sách, tình hình sản xuất nông nghiệp; từ đó, phản ảnh kịp thời với tổ chức hội cấp trên, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có hướng giải quyết.

Xác định vai trò quan trọng của hội viên nòng cốt, những năm qua, Hội LHPN thị trấn Phú Đa luôn chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng này. Mỗi hội viên nòng cốt có thế mạnh riêng, đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và hòa giải; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào hội; nhất là các hội viên nòng cốt tôn giáo, phát huy tiếng nói trong cộng đồng tôn giáo tại địa phương.

Để trở thành hội viên nòng cốt, các hội viên không chỉ tham gia đầy đủ hoạt động hội, có đạo đức, lối sống lành mạnh…mà quan trọng nhất là tinh thần tự nguyện, thật sự đam mê hoạt động hội. Lực lượng hội viên nòng cốt được kiện toàn qua từng năm; những trường hợp cao tuổi, đau ốm hay rời khỏi địa phương đều được sắp xếp, thay thế hội viên mới.

Hội LHPN thị trấn Phú Đa đã thành lập Câu lạc bộ Hội viên nòng cốt tháng 10 vừa qua, với 28 thành viên. Đây là những chị tiên phong trong các phong trào, hoạt động của Hội, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi, không ngại khó, ngại khổ, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để phát huy vai trò của hội viên nòng cốt, hàng năm, hội đều tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn chị em cách xử lý tình huống trong cuộc sống có liên quan đến phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Nhờ được “chăm chút” nên lực lượng hội viên phụ nữ nòng cốt ở Phú Đa đã phát huy tích cực vai trò trong công tác Hội và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần để Hội LHPN thị trấn Phú Đa nhiều năm liền là ngọn cờ đầu của huyện Phú Vang trong công tác tập hợp hội viên; là đơn vị 10 năm liền (2007 - 2016) nhận bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào và hoạt động hội.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top