ClockThứ Ba, 29/10/2019 13:30

Dọn bến Nghinh Lương Đình

TTH - Kỳ Đài, Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình đều là những công trình biểu tượng của Cố đô Huế, nằm trên trục chính - Dũng đạo/Thần đạo của Kinh thành Huế, phía ngoài Ngọ Môn.

Từ Nghinh Lương Đình, lại lo chuyện bảo tồn di sảnNghinh Lương Đình hoài cảm

Cần có giải pháp với ô tô đậu đỗ trên vỉa hè giữa Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình

Tính theo hướng Bắc – Nam, trục thần đạo Kinh thành Huế, gồm có các công trình quan trọng: Lầu Tứ phương Vô sự - điện Kiến Trung - điện Khôn Thái - điện Càn Thành - điện Cần Chánh - điện Thái Hoà - Ngọ Môn (bên trong Đại Nội) - Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Nghinh Lương Đình - núi Ngự Bình (bên ngoài Đại Nội). Trong đó, Nghinh Lương Đình là điểm cuối bên phía Bắc, sát bên bờ sông Hương. Cụm di tích Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình tọa lạc tiếp nối nhau, gần nhau, tạo thành một không gian kiến trúc độc đáo của Cố đô Huế. Để bảo vệ những kiến trúc độc đáo này, cả Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình đều vừa được đầu tư trùng tu, tôn tạo.

Thời Nguyễn, Phu Văn Lâu là nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Vua Minh Mạng quy định, sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư. Vì tính long trọng như vậy nên hai bên công trình có hai bia đá "khuynh cái hạ mã" (kính cẩn "nghiêng lọng xuống ngựa"). Thời thế biến động, bia đá không còn và đến đợt trùng tu năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục hồi hai bia đá đặc biệt này, để tái hiện tinh thần, thái độ trân trọng, tôn kính di sản của tiền nhân.

Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu được phân định bởi đường Lê Duẩn (Quốc lộ 1A qua TP. Huế). Xưa, đây là nơi nhà vua hóng mát gió sông, lên thuyền du ngoạn. Sử sách còn ghi, trong bối cảnh lễ nghi đặc biệt của “Hưng Quốc khánh niệm” đầu thế kỷ 20, nơi đây cũng là không gian lễ hội độc đáo với các hoạt động bắn thần công, súng lệnh trên Kỳ Đài; lễ hội pháo hoa, cuộc thi đèn lồng xứ Huế xung quanh Nghinh Lương Đình và không gian biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian, cung đình và tôn giáo, cả trên bộ lẫn những sân khấu có một không hai trên mặt nước.

Hiện nay, sau khi Nghinh Lương Đình được trùng tu, nơi đây cũng trở thành bến đậu của thuyền du lịch Long Quang, mẫu hình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục hồi theo nguyên bản ngự thuyền Tế Thông thời Nguyễn. Thuyền dài 27m, rộng hơn 7m và có sức chở trên 100 người, nhằm phục vụ các kỳ Festival Huế và đưa vào khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch trên sông Hương. Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng và Du lịch Đông Á đang khai thác các hoạt động dịch vụ trên thuyền, do chưa hoàn thành đầu tư bến đậu ở những vị trí khác, nên bến Nghinh Lương Đinh trở thành “bến tạm” của Long Quang. Ngoại trừ hành trình rời bến du sông theo nhu cầu của khách, mọi hoạt động của Long Quang đều gắn với cảnh quan bên sông Hương trước Nghinh Lương Đình.

Ông Trần Văn Thịnh, một người dân TP. Huế, bày tỏ: Nếu thuyền chỉ đậu để đưa đón khách thì không sao, nhưng phần lớn thời gian thuyền lại neo đậu tại bến này. Ai có thể đảm bảo mọi nước thải sinh hoạt trên thuyền được đưa lên bờ xử lý? Nếu không, việc đó làm ảnh hưởng đến không gian thiêng liêng trước Kỳ Đài.

Vì thuyền Long Quang neo đậu và đón tiễn khách trên chính bến sông đặc biệt này, nhiều khách đã phải dừng đỗ ô tô ở ngay phần vỉa hè đường Lê Duẩn - Quốc lộ 1A và xe máy xung quanh Nghinh Lương Đình, quay thẳng đuôi xe về phía Phu Văn Lâu - Kỳ Đài. Đó là những hình ảnh không đẹp, phá vỡ sự tôn nghiêm của một không gian di tích lịch sử - văn hóa độc đáo, cần được lưu tâm. Đây là điều mà trong thời gian Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng và Du lịch Đông Á chuẩn bị bến đậu phù hợp cho thuyền Long Quang ở số 5 Lê Lợi, nhà đầu tư lẫn chính quyền địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần có giải pháp phù hợp, đảm bảo mỹ quan cho không gian Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình, như đảm bảo sự tôn nghiêm cho những công trình quan trọng trong trục thần đạo của Kinh thành Huế.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vàng son một thuở

Lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được tái hiện sinh động qua triển lãm ngay trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế.

Vàng son một thuở
“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”
Tu bổ, tôn tạo gần 1.400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Đây là hạng mục thuộc dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích” đã được UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh tại Quyết định số 1452/QĐ-UBND. ​

Tu bổ, tôn tạo gần 1 400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế
Gìn giữ và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

Với những nỗ lực không mệt mỏi, công tác bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế; ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản.

Gìn giữ và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

TIN MỚI

Return to top