Đón khách đến từ cảng biển
TTH - Trong một cập nhật cách đây chưa lâu, trang online của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho hay, Star Cruises - tập đoàn du lịch đường biển của Malaysia, hiện lớn nhất của châu Á và đứng thứ ba thế giới – đã đặt ra kế hoạch lớn nhất của họ trong vòng 20 năm trở lại tại thị trường Việt Nam, với khoảng 200 chuyến tàu (mỗi tàu có sức chứa 1.000 - 1.200 khách du lịch và hơn 1.000 nhân viên phục vụ).
![]() |
Tàu du lịch hạng sang cập cảng Chân Mây. Ảnh: Minh Hiền |
Royal Caribbean International – hãng tàu của Mỹ và hiện đang đứng đầu thế giới – sau một thời gian “nhìn ngắm” và định lượng, đã quyết định đầu tư vào thị trường này ở Việt Nam. Xác định tọa độ là Chân Mây, Royal Caribbean đã đầu tư vào đây 4 triệu USD để nâng cấp bến cảng số 1 từ chỗ chỉ có một cầu cảng vốn có năng lực hạn chế thành nơi có đủ điều kiện để đón các tàu của hãng, trong đó có tàu Oasis of the Seas – du thuyền lớn nhất thế giới - có chiều dài 361m, sức chứa lên đến 5.400 hành khách cùng hơn 2.300 thuyền viên. Tiếp sau bước khởi đầu với Thừa Thiên Huế, Royal Caribbean International đã có kế hoạch đầu tư tiếp theo vào Cảng Nha Trang với một nguồn vốn tương đương và tỉnh Khánh Hòa đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận dự án này. Các nguồn tin khác từ Bộ Giao thông Vận tải cũng cho hay, dự án Cảng hành khách quốc tế ở Phú Quốc cũng đang được xúc tiến. Cảng này dự kiến sẽ được đặt tại thị trấn Dương Đông và cũng có thể tiếp nhận được tàu có sức chứa từ 5000 – 6000 hành khách và thuyền viên đội tàu. Nếu được triển khai, đây có thể là cảng biển bề thế nhất ở Việt Nam với cầu tàu dài 400m, trong đó cầu chính dài 240m, rộng 90m và tàu có thể cập bến cả hai bên. Trong một diễn tiến tương tự, tỉnh Quảng Ninh cũng đã có sự lưu ý khi đưa ra vấn đề xây dựng một cảng hành khách tại Hòn Gai. Tất cả những điều này cho thấy, xu hướng khách đến từ cảng biển với các tàu du lịch cỡ lớn có vẻ như đang được đặt ra như một đối trọng trong năm 2016.
BÌNH NGUYÊN
- Xây dựng phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại đặc trưng của Huế (22/04)
- Xác minh, làm rõ thông tin cắt xén tiền bảo vệ rừng (22/04)
- Thủy điện A Lưới chờ Bộ Công thương xem xét hoạt động trở lại (22/04)
- Tập huấn quản lý đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (22/04)
- Truyền thông để định hướng, đánh giá đúng giá trị thực của đất (22/04)
- Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dúi (22/04)
- “Hành lang xanh” - điểm nhấn của xã Phong An (22/04)
- Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt phá (22/04)
-
Giảm thiểu ảnh hưởng, tiến tới khai thác mỏ đá Phong Xuân giai đoạn 2
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua
- Tiếp nhận cá thể khỉ quý hiếm, nguy cấp
- Hàng ngàn người dân tại 5 tỉnh miền Trung tiếp tục được hỗ trợ nước sạch
- Thị trường vật liệu xây dựng: Hút hàng, giá tăng mạnh
- Phú Dương phát huy nội lực
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Xử lý xe quá tải, quá khổ: Kết hợp nhiều giải pháp
- Quý I, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 339.000 đồng
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
-
Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn
- Phát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạ
- Chuẩn bị triển khai đường đi bộ nối dài ở bờ Nam sông Hương
- Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
- Tận dụng hiệu quả hơn các ưu đãi từ CPTPP
- Phát triển ngành hàng xuất khẩu
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Công bố chỉ số PAPI năm 2020: Thừa Thiên Huế xếp thứ 10/63
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua