ClockThứ Ba, 24/10/2017 05:46

Đồng hành cùng thanh niên

TTH - Đồng hành, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là một trong những hoạt động được Huyện đoàn Phú Vang triển khai ngày càng sâu rộng tới các Đoàn cơ sở. Từ đó, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) mạnh dạn xây dựng thành công các mô hình kinh tế, khơi dậy ý chí lập nghiệp trong cộng đồng.

Anh Tín dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế

Thành công

Xuất ngũ năm 2009 ở tuổi 20, Nguyễn Tín ở thôn An Dương 2, xã Phú Thuận đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng nhờ sự nhiệt tình, hăng hái với mọi hoạt động trong quân ngũ. Chính vì thế, anh luôn ý thức dù ở môi trường nào cũng phải sống có ích.

Trở về quê, đang phân vân giữa việc theo ba làm thợ điện hay cùng mẹ phát triển cơ sở chế biến thủy, hải sản thì anh được cán bộ Xã đoàn Phú Thuận phân tích về những lợi thế sẵn có của địa phương, như: nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ gia đình, nhân công nhiều…, anh quyết định chọn nghề chế biến thủy, hải sản.

Tìm hiểu quy trình sản xuất, Tín nhận thấy, để sản phẩm cạnh tranh được với thị trường, cần có sự phối hợp giữa phương pháp chế biến truyền thống với tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT). Vì vậy, năm 2010, anh quyết định thi vào Trường cao đẳng Lương thực- Thực phẩm Đà Nẵng. Ba năm sau ra trường, anh dành thời gian học hỏi kinh nghiệm truyền thống và tìm một số giải pháp để khắc phục những điểm khuyết nhằm có được sản phẩm vừa bảo đảm chất lượng vừa đẹp mắt.

Năm 2015, Tín chính thức tiếp nhận cơ sở sản xuất nước mắm Như Ý của gia đình khi đã nắm vững nguyên lý trong quy trình sản xuất.

Được Huyện đoàn Phú Vang hỗ trợ bằng cách quảng bá các sản phẩm của anh trên các kênh thông tin tại địa phương và mạng xã hội, thương hiệu nước mắm Như Ý đã có mặt trong gian hàng thực phẩm sạch của Công ty TMHH MTV Quế Lâm miền Trung từ đầu năm nay. Trước đó, đại lý cung cấp thực phẩm sạch của Công ty Hữu cơ Hưng Việt và nhiều cửa hàng uy tín trong tỉnh đã nhận tiêu thụ các sản phẩm do cơ sở sản xuất nước mắm Như Ý do Nguyễn Tín làm chủ. Anh tiết lộ, bình quân mỗi năm trừ chi phí cơ sở lãi hơn 120 triệu đồng, tăng hơn 30% so với trước đây.

Cũng như Tín, Nguyễn Lương Thọ ở thôn Lại Thế, xã Phú Thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông. Cha mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối với công việc trồng trọt và chăn nuôi. Thế nhưng, điều đó không cản trở ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình của Thọ.

“Câu hỏi khiến tôi trăn trở nhất là vì sao người nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn nghèo?”- Thọ nói. Câu trả lời cứ thế đến cùng sự trưởng thành của người thanh niên nông thôn này. Anh xác định muốn làm giàu từ những công việc của nhà nông, ngoài sự cần mẫn đòi hỏi phải biết cách đầu tư. Anh thấy mình may mắn hơn ba mẹ là được làm nông vào thời khoa học kỹ thuật phát triển, giúp giảm tải công việc của người nông dân và tăng năng suất cây trồng. Là Phó Bí thư Xã đoàn Phú Thượng, Thọ cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều mô hình kinh tế hay của thanh niên nông thôn ở một số tỉnh, thành. Được sự động viên của gia đình và anh em trong Huyện đoàn, Thọ quyết định từng bước đưa những mô hình sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ của gia đình thành quy mô lớn. Với tổng diện tích gần 4.000 m2 đất của gia đình, anh tập trung chăn nuôi và nâng cấp vườn cây, chọn những con giống dễ tiêu thụ như gà, vịt, heo và trồng các loại cây như ổi, xoài, chuối cùng các loại rau củ quả..., sau đó mở rộng thêm một ao nuôi cá rộng 300m2. Mùa nào thức ấy gối nhau, quanh năm Thọ có hàng cung cấp ra thị trường, thu nhập sau chi phí hơn 100 triệu đồng/năm.

Tiếp tục đồng hành

Từ những thanh niên có ý chí lập thân, lập nghiệp như Tín và Thọ, nhiều năm qua, các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với thế mạnh của địa phương xuất hiện nhiều ở Phú Vang, giúp giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn hạn chế nên nhiều thanh niên ở Phú Vang còn rụt rè trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, nhiều người chưa tiếp cận được với các nguồn vốn vay nên chưa biết phải bắt đầu khởi nghiệp bằng cách nào.

Anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Huyện đoàn Phú Vang cho biết: “Đến nay, toàn huyện mới thành lập được 5 tổ vay vốn ở 4 xã, thị trấn là Thuận An, Phú Mậu, Phú Thanh và Vinh Thanh. Những xã còn lại do tổ chức đoàn chưa đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội nên thanh niên khó tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển kinh tế”.

Để các mô hình kinh tế của thanh niên phát triển bền vững, thời gian tới, Huyện đoàn Phú Vang sẽ chỉ đạo các Xã đoàn tiếp tục đồng hành cùng ĐVTN, vận động và hướng dẫn thanh niên thực hiện các chương trình khuyến nông; cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chọn đúng mô hình, con giống đáp ứng yêu cầu của thị trường… Đồng thời, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn vay và kịp thời biểu dương những điển hình làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác đoàn thể.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện, tham gia đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp sức trẻ cùng hệ thống chính trị thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Dấn thân vào những việc mới, việc khó
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Return to top