ClockThứ Sáu, 16/06/2017 13:41

Đồng hành trong xuất khẩu lao động

TTH - Trên 850 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 năm là con số quá khiêm tốn, trong khi, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 9.000 người thất nghiệp và gần 27.000 lao động cần giải quyết việc làm.

Đưa người đi XKLĐ của Cty CP xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân

Có 4 nhóm đối tượng được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, thuận tiện để thay đổi môi trường làm việc, cải thiện cuộc sống nhưng tuyệt nhiên họ không tham gia. Ngoại ngữ, tác phong công nghiệp là rào cản lớn nhất, tiếp đến thông tin về thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) cứ như một mớ bòng bong khiến nhiều người chùn bước.

Sự rườm rà về thủ tục, thiếu minh bạch cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển về hoạt động XKLĐ. Nhiều buổi tuyên truyền đến với người dân nhưng theo kiểu nửa vời. Có nơi chủ yếu cán bộ xã, trưởng thôn đến dự cho “xôm tụ” còn chính những người có nhu cầu thực sự lại không đến do thông tin cập nhật về các đơn hàng ở doanh nghiệp có chức năng XKLĐ quá mơ hồ. Danh sách các doanh nghiệp XKLĐ thường chỉ có tên và số điện thoại. Các điều khoản trong hợp đồng cứ thay đổi xoành xoạch khiến người dân mất niềm tin. Thậm chí, không ít doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động lẫn nhau dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động. Có những thị trường kéo dài hợp đồng đến 12 năm, người lao động không cần phải trốn ra ngoài để thành lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên họ vi phạm hợp đồng.

XKLĐ “xuôi chèo mát mái” sẽ lợi cả đôi đường khi người lao động có việc làm ổn định. Sau 3 năm làm việc ở xứ người, bình quân một lao động tiết kiệm gần 600 triệu đồng. Chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh sẽ được nâng lên khi lao động tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và hoàn thiện tác phong công nghiệp. Thực tế, thị trường xuất khẩu lao động ở các nước vẫn “ưu ái” cho lao động Thừa Thiên Huế khi họ cần cù, chịu khó; số lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn vẫn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Thế nên, doanh nghiệp muốn “bán được hàng”, nhất thiết phải tuyên truyền thấu đáo, đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể tại địa phương để tiếp cận đối tượng dễ dàng hơn.

Lao động cần được tiếp sức khi tiếp cận với các thị trường có thu nhập tốt, môi trường làm việc ổn định. Các doanh nghiệp cần phối hợp với trường nghề trong tỉnh để đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng... giúp lao động bớt khoản chi phí khi phải ra Hà Nội trọ học trong thời gian dài. Hơn một trăm triệu đồng là khoản tiền không nhỏ đối với sinh viên vừa ra trường. Thế nên, cần có sự đồng hành từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ lao động các chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các doanh nghiệp sau khi “nắm đằng chuôi” cũng cần tạo điều kiện để lao động trả dần khoản phí qua lương thay vì họ phải ngược xuôi vay mượn một lần như lâu nay vẫn làm.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Văn Tuấn quả quyết, sẽ làm nhiều cách để đưa 300 lao động làm việc ở nước ngoài trong năm nay và con số ấy sẽ tăng dần qua hằng năm. Sự quyết tâm đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều việc làm, như đồng hành cùng người lao động; có chế tài, biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp, đơn vị tuyển chọn không thực hiện đúng hợp đồng với người lao động, gây thiệt hại cho người lao động và rủi ro cho nguồn vốn vay của Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ phải công khai đầy đủ thông tin về  hoạt động XKLĐ, phải xem lao động là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế. Website của ngành lao động có chuyên mục tiếp thu ý kiến của người lao động; xem đó là kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý và có phản hồi lại với người dân.

Các đơn vị có chức năng XKLĐ trên địa bàn cũng cần những cái “bắt tay” để trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau khi cần thiết. Có như vậy, người dân sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi thị trường lao động không bị nhiễu.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top