ClockThứ Bảy, 24/06/2017 06:01

Động lực "67"

TTH - Từ khi có Nghị định 67 đến nay, toàn tỉnh đã đóng mới, cải hoán hơn 100 chiếc tàu có công suất từ 500 CV trở lên, trong đó có hơn 30 chiếc tàu vỏ gỗ và 2 tàu vỏ thép 700-820 CV.

Tất bật đóng tàu tại Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận

Vươn biển lớn

Đến bãi đà của Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận ở thị trấn Thuận An trong những ngày này, chúng tôi chứng kiến cảnh đóng tàu hối hả, tất bật, gấp rút hoàn thành những con tàu mới.

Ngư dân Hà Văn Thở ở thị trấn Thuận An, chủ nhân chiếc tàu đang đóng tại Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận, có thâm niên nghề đánh bắt hải sản hơn 30 năm nay. “Hồi trước chỉ đánh bắt cá, tôm gần bờ bằng những chiếc thuyền nhỏ, ngư cụ thô sơ. Chừng 10 năm nay, khi có điều kiện kinh tế, đành dụm từ nghề biển, gia đình tôi đã đầu tư đóng mới, nâng công suất tàu lên 400 CV. Từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67, tui đang đóng mới chiếc tàu vỏ gỗ công suất trên 800 CV”, ông Thở bộc bạch.

Ông Thở cho biết, tàu cỡ 400 CV trở lại chỉ ĐBXB vài chục hải lý, cao lắm cũng chừng 50-60 hải lý. Với tầm hoạt động này chủ yếu đánh bắt các loại cá nục, hố, bạc má, ngừ, hiếm khi trúng cá chủa, thu, cờ và các loại hải sản có giá trị kinh tế. Riêng  tàu cỡ lớn từ 800 CV trở lên được trang bị máy móc, ngư lưới cụ khá hiện đại, đa dạng nghề, như lưới rê, mành, câu... có thể hoạt động cách bờ trên cả trăm hải lý, vươn tới vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa- những vùng biển thường hải sản dồi dào, nhiều loại có giá trị kinh tế cao.

Ngư dân Phú Vang trúng đậm vụ cá nam

Tàu công suất lớn còn an toàn trong đánh bắt vùng biển xa, tốc độ di chuyển nhanh cũng là yếu tố quan trọng trong việc tránh trú khi gặp thời tiết bất lợi. Gần đây, nhiều tàu lạ công suất lớn, kể cả tàu trong nước thường xuyên đánh bắt trái phép, gây hư hỏng lưới cụ của ngư dân thì việc có một chiếc tàu cỡ lớn là lợi thế để bảo vệ biển đảo quê hương, cũng như an toàn tính mạng, ngư cụ trong mỗi chuyến vươn ra biển lớn. “Bảo vệ biển đảo không chỉ bảo vệ nguồn sống của ngư dân, mà còn là chủ quyền quốc gia”, ông Thở nói.

Chiếc tàu ông Trần Văn Đoàn ở thị trấn Thuận An chỉ mới hạ thủy cách đây vài tháng, nhưng đã có đến 4 chuyến biển, kéo dài từ 10-20 ngày/chuyến. Tàu có công suất 800 CV, gặp thời tiết thuận lợi nên vươn khơi đến vùng biển Trường Sa. Ông Đoàn tâm đắc: “Đời ngư dân mấy chục năm nay chưa bao giờ tui cảm thấy mãn nguyện như khi có con tàu lớn này. Một thời gian dài chỉ đánh bắt bằng chiếc tàu nhỏ rất khó vươn khơi, đến vùng biển Trường Sa là chuyện quá xa vời. Nay, tàu có thể ra tận vùng biển xa, có nguồn cá dồi dào, có chuyến thu lãi hàng trăm triệu đồng”.

Tăng dần đội tàu công suất lớn

Ông Phạm Bá Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Tàu thuyền An Thuận thông tin, từ đầu năm đến nay, công ty nhận hợp đồng đóng mới 8 chiếc tàu công suất lớn từ 800 CV trở lên. Trong số đó có bốn chiếc hạ thủy, đưa vào hoạt động đã có 5 chuyến biển mang lại hiệu quả. Bốn chiếc còn lại đang đóng, dự kiến vài tháng nữa sẽ hoàn thành, hạ thủy, kịp cho vụ cá bắc. Ông Hiếu còn tỏ ra rất vui khi Nghị định 67 của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, được ngư dân hưởng ứng. Từ khi nghị định ra đời năm 2014 đến nay, riêng công ty của ông Hiếu đóng mới trên 30 chiếc tàu, phần lớn công suất từ 700 CV đến trên 800 CV.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản toàn tỉnh trong gần 6 tháng đầu năm 2017 đạt gần 18 ngàn tấn, tăng 15,43%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt trên 2.700 tấn, tăng 4,4%; sản lượng khai thác thủy, hải sản đạt gần 15 ngàn tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Chừng 3 năm nay, Công ty Đóng tàu Nguyễn Văn Phong ở thị trấn Thuận An cũng nhận đóng mới trên 20 chiếc tàu xa bờ. Ông Phong chia sẻ, từ khi được tỉnh tạo điều kiện về mặt bằng, làm bãi đà, công ty thuận lợi trong việc đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cho ngư dân. Mỗi năm, công ty đóng từ 5-7 chiếc, riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã và đang đóng 5 chiếc tàu công suất từ 500 CV trở lên. Một số ngư dân ở Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải... đang làm thủ tục vay vốn, đăng ký đóng tàu tại Công ty Đóng tàu Nguyễn Văn Phong.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Nguyễn Đình Đức cho rằng, Nghị định 67 của Chính phủ có sức lan tỏa rất lớn, tạo động lực cho ngư dân quyết tâm vươn khơi, bám biển. Tất cả các tàu đóng theo Nghị định 67 đều có công suất từ 700 CV trở lên. Ngư dân còn tự đầu tư đóng mới, cải hoán tàu công suất từ 400 CV đến 700 CV. Đây là điều kiện không chỉ vươn khơi bám biển hiệu quả, an toàn mà còn góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.

Bài, ảnh: HOÀNG THẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top