ClockThứ Sáu, 13/07/2018 14:45

Đông Nam Á: Khói mù dẫn đến các ca nhập viện do vấn đề hô hấp

TTH.VN - Nhiều người có khả năng phải nhập viện vì rối loạn hô hấp trong mùa khói mù hàng năm ở khu vực Đông Nam Á, khi không khí bị ô nhiễm nặng nề lan rộng khắp khu vực, so với những thời điểm khác trong năm, tờ CNA ngày 13/7 trích dẫn kết quả một nghiên cứu của Malaysia cho hay.

Hơn 100.000 ca tử vong sớm do khủng hoảng khói mù ở Đông Nam ÁLiên Hiệp quốc: Báo động tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến trẻ emBắc Kinh hướng tới cắt giảm lượng than tiêu thụ vào năm 2020Châu Âu triển khai biện pháp chống khói mù khẩn cấp

Khói mù ở Singapore. Ảnh: Vivek Krishna K

"Mặc dù thực tế được biết rằng ô nhiễm không khí và khói mù liên quan đến các vấn đề về hô hấp, nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy mối liên hệ giữa chúng", tác giả của nghiên cứu, bà Tidi Hassan thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Quốc gia Malaysia tại Kuala Lumpur cho biết.

Đối với nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu trên 1.968 ca nhập viện do những vấn đề đường hô hấp tại một bệnh viện ở Malaysia từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015.

Trong tổng số 16 tuần của giai đoạn khói mù trong khoảng thời gian 2 năm, có khoảng 28 ca nhập viện do các vấn đề hô hấp mỗi tuần, so với khoảng 16 trường hợp mỗi tuần trong thời gian không khói mù.

Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu tính đến những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí, như tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, mưa và độ ẩm, họ khẳng định, những người mắc bệnh tim có nguy cơ bị nhập viện nhiều hơn gấp đôi trong giai đoạn sương mù so với những thời gian khác của năm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng có nguy cơ nhập viện cao hơn gấp đôi trong giai đoạn sương mù, so với các thời điểm khác trong năm.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Return to top