Thế giới

Đông Nam Á trước đà phát triển của nền kinh tế làm việc tự do

ClockThứ Bảy, 28/09/2019 12:30
TTH - Hiện nay, nhu cầu tự kiểm soát và sắp xếp, tích hợp thời gian làm việc với cuộc sống cá nhân đã và đang thay đổi toàn bộ khái niệm về công việc. Những lao động tạm thời, hay “independent contractors” – được hiểu là những người làm việc theo hợp đồng, không bị ràng buộc bởi giờ giấc và cũng không phải theo đúng các quy cách làm việc của người khác... là những tên gọi của các yếu tố tạo thành nền kinh tế làm việc tự do.

ASEAN đang tụt lại phía sau trong nỗ lực phát triển bền vữngĐông Nam Á trước nguy cơ đối diện với suy thoái kinh tế nghiêm trọng

Nền kinh tế làm việc tự do ở Đông Nam Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Vietnam Logistics Review

Nền kinh tế làm việc tự do (Gig Economy) được định nghĩa là một môi trường trong đó công việc tạm thời là phổ biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với những người lao động tự do về một sự cam kết ngắn hạn giữa đôi bên.

Những freelancer (người làm việc tự do) khá phổ biến trong xu hướng theo đuổi những công việc mang tính tạm thời, linh hoạt như thiết kế web, sáng tạo nội dung, hoặc tham gia vào hệ thống dịch vụ như Grab, Go-Jek.

Phần lớn các nhà quản lý tuyển dụng đang sử dụng freelancer trong đội ngũ lao động của mình như một cách thức để tiết kiệm chi phí, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và giữ thế cạnh tranh. Nhìn lại báo cáo của công ty KellyOCG phát hành năm 2018, có đến 65% các nhà quản lý tuyển dụng toàn cầu đồng ý thừa nhận rằn, nền kinh tế làm việc tự do đang trở thành chuẩn mực mới để các doanh nghiệp tái tổ chức quy trình làm việc. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo tiết lộ rằng 84% các nhà tuyển dụng thuê freelancer. Bản báo cáo cũng cho thấy 43% các tổ chức toàn cầu có sử dụng lao động tự do này đã tiết kiệm ít nhất 20% chi phí lao động.

Không dừng lại ở đó, gần 1/3 trên tổng số lao động toàn cầu là những người làm việc tự do, với 75% lao động lựa chọn công việc dựa trên nhiều lý do tích cực. Họ chọn cách rời khỏi môi trường làm việc gò bó theo tiêu chuẩn để chủ động xác định cách thức, thời gian và nơi họ muốn làm việc.

Theo nhận định của các chuyên gia, có rất nhiều lợi ích khi tận dụng kỹ năng và chuyên môn của các lao động tự do. Về phía người tuyển dụng, các công ty có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí và đạt được khả năng tiếp cận tốt hơn với kho tàng kỹ năng thích hợp. Trong đó, các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghiệp phát triển ứng dụng và công nghệ thường ưa chuộng tuyển và sử dụng lao động tự do để giảm chi phí đầu tư, tránh tối đa những chi phí cao không cần thiết.

Dựa trên nghiên cứu của Kelly OCG, 81% các nhà quản lý tuyển dụng những freelancer có kinh nghiệm làm việc phong phú. Những người làm việc tự do này cũng chính là các lao động kiên cường nhất, bởi họ luôn sẵn sàng và liên tục tự tái đào tạo chuyên môn để phù hợp với các hợp đồng làm việc sau này. Mỗi tuần, thời gian làm việc trung bình của các freelancer đạt 36 tiếng.

Hệ sinh thái freelancer ở ASEAN

Một báo cáo được công bố gần đây của Payoneer vào quý II/2019 đã xếp hạng Philippines là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về số lượng người làm việc tự do. So với năm 2018, lực lượng freelancer tại đây đã chứng kiến mức tăng 35%. Người làm việc tự do ở Philippines được hỗ trợ bởi các sáng kiến của chính phủ như đào tại kỹ thuật Digital JobsPH, giúp mọi người tìm kiếm cơ hội trở thành doanh nhân kỹ thuật số và freelancer trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thượng nghị sĩ Sonny Angara, thành viên Quốc hội Philippines xác nhận khóa đào tạo đã hỗ trợ 712 lao động tự do tìm được việc làm trực tuyến.

Tại Malaysia, gần đây, một biên bản ghi nhớ (MoU) đã được ký kết giữa Hiệp hội Thương mại Quốc tế SME (SMITA) Malaysia và Workana – một công ty nền tảng trực tuyến có trụ sở tại Argentina để hỗ trợ các doanh nghiệp Malaysia mở rộng phạm vi kinh doanh nhờ vào lao động tự do.

Lỗ hổng và những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù công việc mới này cho phép lao động tự do làm việc linh hoạt, song nền kinh tế làm việc tự do cũng gây nên nhiều mối lo ngại về mạng lưới an toàn xã hội, an ninh tài chính, sức khỏe và kế hoạch nghỉ hưu. Không được quản lý sát sao, nhiều khả năng lợi ích sức khỏe của giới lao động này có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Tồn tại trong nền kinh tế làm việc tự do đòi hỏi chuyên môn cứng và khả năng đối mặt với tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt. Ở Đông Nam Á, nền kinh tế mới này không được kiểm soát khiến các lao động tự do rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của tình trạng khai thác sức lao động quá mức, hoặc bị trả lương thấp hơn so với công sức bỏ ra. Điều này được thể hiện rõ nhất khi vào năm 2018, có đến 58% lao động tự do ở 4 thị trường Đông Nam Á bao gồm Singapore, Philippines, Indonesia và Việt Nam đã trải qua hoàn cảnh không được trả lương. Lý do chính dẫn đến vấn đề này là khách hàng đặt việc đã không hoàn thành giao dịch một cách nghiêm túc.

Rahul Shingal, Giám đốc điều hành Paypal Đông Nam Á cho biết, trước tình hình này, chính phủ các nước cần hành động hơn nữa để nâng cao vị thế của lao động tự do và tiến đến trao quyền, lợi ích tự chủ phù hợp cho đối tượng lao động này.

Một khi số lượng nơi làm việc và công nghệ Đông Nam Á tiếp tục phát triển, nền kinh tế làm việc tự do cũng sẽ được đà phát triển song song, hỗ trợ biến việc làm freelance trở thành một công việc ổn định dựa trên sự linh hoạt.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Return to top