ClockThứ Sáu, 25/05/2018 19:16

Đông Nam Á và cuộc đua chống lại bệnh ung thư

TTH - Theo số liệu thống kê của giới chuyên gia, tính riêng năm 2012, ung thư được coi là “kẻ giết người” nguy hiểm nhất khu vực Đông Nam Á khi đã cướp đi khoảng 1,2 triệu mạng sống. Nguy hiểm hơn, con số được dự đoán sẽ tăng lên 40% vào năm 2030. Trước tình hình này, chính phủ các nước đã và đang khẩn trương giải quyết khủng hoảng sức khỏe, từ đó buộc các chuyên gia, tổ chức y tế phải nhanh chóng xây dựng hệ thống chăm sóc và điều trị ung thư chất lượng cao.

Đông Nam Á: Doanh số bán ô tô mới tăng năm thứ 2 liên tiếpĐông Nam Á: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ “cuộc khủng hoảng làm lạnh”Indonesia khẩn trương hoàn thiện dự án trang trại gió lớn nhất Đông Nam ÁNhiều chuỗi khách sạn Hàn Quốc đang hướng đến Đông Nam ÁUNICEF: 16 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm tọng ở Nam Á

Thiết bị tự lấy mẫu xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Ảnh: Southeast Esia Globe

Mối đe dọa

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế cho biết, trong hai thập kỷ tới, số người mắc bệnh sẽ đạt gần 25 triệu người, tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập trung bình, thấp. Cụ thể, 60% tỷ lệ mắc ung thư toàn cầu được ghi nhận xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó khu vực Đông Nam Á sẽ chứng kiến số người mắc bệnh ngày càng tăng.

Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng phần lớn không đạt chỉ tiêu, các nguồn lực đầu tư hạn chế cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều thiếu sót, các quốc gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cần nhanh chóng triển khai phương án hành động để chống lại cuộc khủng hoàng sức khỏe đang ngày càng nghiêm trọng. Công tác này cần được đẩy mạnh nhất có thể, đặc biệt là khi kết quả báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George thực hiện về tác động kinh tế của ung thư tại 8 nước ASEAN cho thấy trong suốt 1 năm mắc bệnh, 75% số bệnh nhân đã tử vong hoặc suy kiệt kinh tế tầm trọng. Phần lớn hiệu quả khám chữa bệnh không đạt kết quả tốt do người bệnh là giới lao động nghèo, thiếu bảo hiểm hoặc tìm ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.

Sự bùng phát các chủng bệnh ung thư là kết quả tất yếu của việc phát triển kinh tế cùng lúc người dân liên tục thay đổi thói quen sống thiếu lành mạnh, kém vệ sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ, chuyên gia vẫn khuyến khích tỷ lệ phát hiện ung thư cao ở nhiều nước Đông Nam Á. Điều này có nghĩa khả năng chẩn đoán bệnh của công nghệ y tế hiện nay đã phát triển. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân có thể sẽ được cứu sống khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Giải pháp dài hạn

Để nhanh chóng giải quyết khủng hoảng này, nhiều quốc gia đã áp dụng các phương thức tài trợ sáng tạo, mở đường cho chiến dịch xây dựng bảo hiểm quốc gia, bao gồm: Philippines tăng thuế các sản phẩm có hại như thuốc lá để tăng ngân sách y tế. Sau gần 8 năm áp dụng, ngân sách tại Bộ Y tế Philippines dự kiến sẽ vào khoảng 3,5 tỷ USD để hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí. Cùng lúc đó, chính phủ Campuchia thúc đẩy đầu tư vào quỹ an sinh xã hội với cam kết ưu tiên chăm sóc sức khỏe và Indonesia tăng cường thắt chặt quan hệ hỗ trợ của các bệnh viện tư...

Nhìn chung, mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận và ngăn chặn ung thư khác nhau. Song đối với những nước đang trong giai đoạn đầu tiếp cận cuộc đua dài hạn, các thách thức vẫn luôn ở phía trước. Đây là một vấn đề cần nhiều thời gian, bởi chúng ta phải thay đổi cả hành vi của người dân và phương thức trị bệnh của chuyên gia, hãng tin South East Globe dẫn lời Chủ tịch Uỷ ban Kiểm soát ung thư Quốc gia và chuyên gia về ung thư của Indonesia Soehartati Gondhowiardjo cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Southeast Eia Globe)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Return to top