Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Dự án làm đường tránh lũ ì ạch: Khổ dân
TTH - Từ tháng 7 đến nay, người dân xã Thủy Tân (thị xã Hương Thủy) vui mừng khi được hưởng lợi dự án xây đường tránh lũ với giá trị tiền tỷ. Tuy nhiên, do công trình thi công vào mùa mưa nên người dân trong vùng hoang mang, lo lắng khi mùa vụ cận kề.
Đường tránh lũ đang được triển khai thi công từ thôn Tân Tô đến Hòa Phong dài gần 1,5km. Trước đây, nó là tuyến đê bê tông do Nhà nước xây dựng vừa kết hợp giao thông đi lại, vừa để tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực này. Do thiên tai làm sạt lở hư hỏng, xuống cấp nên tháng 7/2013, tuyến đê được nâng cấp nhằm giúp người dân địa phương chủ động phòng tránh lũ, lụt. Ông Võ Cường, Bí thư Chi bộ thôn Hòa Phong nói: Nghe dự án triển khai, bà con từ già đến trẻ ai cũng vui mừng. Niềm vui chưa được bao lâu, giờ lại buồn vì việc thi công công trình ì ạch, dang dở, ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân địa phương.
![]() |
Thi công theo kiểu sống chết mặc bây, đoạn nối từ thôn Tân Tô hướng đến thôn Hoà Phong dài 200 mét bị sạt lở, hàng trăm khối bê tông, đất đá cuốn trôi theo nước. |
Tại công trình, chúng tôi cảm thấy xót xa khi con đường tránh lũ đang thi công nửa chừng lại ngập chìm trong biển nước. Đoạn nối từ thôn Tân Tô hướng đến thôn Hoà Phong dài hơn 200 mét, hai bên nền móng đất đá lún sụp, từng mảng bê tông lớn sạt lở. Trên tuyến đang xây dở hệ thống chân móng của 4 cống tiêu, xả đất đá, bê tông chung quanh cũng lún sụp giữa biển nước. Ông Cường bức xúc, vấn đề đầu tư xây dựng hạ tầng dân sinh là cần thiết của mỗi vùng, mỗi địa phương. Vậy, nhưng đầu tư theo kiểu sống chết mặc bay của tuyến tránh lũ Tân Tô - Hoà Phong gây thất thoát tiền bạc của Nhà nước là không thể chấp nhận. Khổ cho gần 400 người dân thôn Hoà Phong hàng ngày đi trên tuyến độc đạo này giờ chia cách; tội nghiệp cho các em nhỏ ở đây mỗi ngày đến trường phải đi bằng đò, chông chênh nguy hiểm.
Ông Nguyễn Chuẩn, một người dân thôn Tô Đà 1 bức xúc khi nhìn cảnh đường tránh lũ bị hư hỏng: “Tôi không hiểu, chủ đầu tư lại thi công tuyến đường này trong những tháng mưa lũ. Hễ sau một trận mưa hàng trăm khối bê tông, đất đá ở công trình này lại đi tong”. Ông Chuẩn cho rằng, kể từ ngày dự án đường tránh lũ Tân Tô - Hòa Phong triển khai bà con ở địa phương chẳng biết ai là chủ đầu tư, đơn vị nào thi công, quy mô, thiết kế đường thế nào. Chỉ biết sự ì ạch, dỡ dang của công trình đang hiện hữu làm bà con trong vùng sốt ruột, lo lắng.
![]() |
Học sinh thôn Hoà Phong mỗi ngày đến trường phải đi thuyền rất nguy hiểm |
Ông Lương Quang Suất, Bí thư Đảng uỷ xã Thuỷ Tân thông tin dự án đường tránh lũ Tân Tô - Hòa Phong được nâng cấp mở rộng trên đường đê cũ; mặt đường bê tông rộng 3,5 mét và hai bên bạt taluy dương được lát bê tông. Trên tuyến, xây dựng 4 cống tiêu thoát nước với kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn WB3 gần 6 tỷ đồng. Dự án khởi công vào cuối tháng 7, hoàn thành vào tháng 1/2014. Hiện nay, công trình nằm trong vùng rốn lũ ở địa phương, e rằng khó hoàn thành theo kế hoạch đề ra. |
Theo anh Lương Văn Khánh, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thuỷ Tân, nếu công trình không hoàn thành trước mùa mưa năm 2013, không chỉ người dân thôn Hoà Phong mà cả địa bàn Thủy Tân đứng trước mối lo; bởi gần hai 200ha ruộng lúa bàu Ô trên địa bàn sẽ không được tiêu thoát để xuống giống vụ Đông xuân 2014. Ngoài ra, hơn 100ha ao hồ cá nuôi ở thôn Hòa Phong và Tân Tô không thể trao đổi nước, môi trường bị ô nhiễm không mang lại hiệu quả cao như những năm trước…
Ông Đỗ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Thủy Tân nói, dự án đường tránh lũ Tân Tô - Hoà Phong đang thi công, xã Thuỷ Tân chỉ là đơn vị hưởng lợi. Mọi liên quan đến tiến độ xây dựng chính quyền địa phương không rõ; chỉ biết dự án xây đường tránh lũ ở thôn Tân Tô - Hoà Phong do Ban quản lý dự án hợp 3, thuộc Sở Tài chính làm đầu tư; thời gian thi công vào cuối tháng 7, dự kiến trong tháng 1/2014 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, do công trình thi công vào mùa mưa lũ nên tiến độ chậm, dang dở nên có nhiều ý kiến người dân phản ánh những bất cập của công trình, xã đã đề xuất, kiến nghị lên ban, ngành cấp trên xem xét, giải quyết.
Bài, ảnh: Minh Văn
- Google phát hành tính năng giúp smartphone Pixel chụp ảnh dưới nước (03/03)
- Bluezone thêm tính năng check mã QR (03/03)
- Lật xe cẩu, một người tử vong trên đường đi cấp cứu (03/03)
- Doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu trong 2 tháng đầu năm (03/03)
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo (03/03)
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó (03/03)
- Hương Văn: Hành trình đạt chuẩn phường văn minh đô thị (02/03)
- Chuyên gia khuyến nghị chính sách tăng tốc kinh tế (02/03)
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Giải cứu động vật hoang dã trong dịp tết
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Cao tốc La Sơn-Túy Loan sẽ thông xe vào cuối quý 2/2021
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện
-
“Giấc mơ” công nghệ số