ClockThứ Năm, 01/03/2018 14:01

Dự thảo thỏa thuận Brexit gây căng thẳng giữa Anh và EU

Bản dự thảo dường như bỏ qua những yêu cầu chính của Anh về biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland và một giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit.

EU không nhượng bộ Anh về thời hạn quá độ hậu BrexitEU, Anh tiếp tục đàm phán về Brexit tại BrusselsĐàm phán Brexit sẽ bắt đầu bằng vấn đề tình trạng công dânThủ tướng Anh-Italy hội đàm về vướng mắc liên quan đến Brexit

Ngày 28/2, Trưởng phái đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier đã công bố một bản dự thảo thỏa thuận về Brexit được kỳ vọng từ lâu, nhưng lại khiến giới quan sát lo ngại vì có khả năng làm dấy lên tranh cãi căng thẳng giữa EU và Anh.

Nước Anh sẽ phản đối mạnh mẽ bản dự thảo thỏa thuận Brexit, vì nó không tập trung vào những vấn đề then chốt mà London yêu cầu. Ảnh Thủ tướng Theresa May: Getty
Tài liệu dài 120 trang này dường như bỏ qua những yêu cầu chính của Thủ tướng Anh Theresa May về biên giới giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland, các quyền lợi công dân và một giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit. Điều này dự báo, dự thảo thỏa thuận Brexit có nguy cơ căng thẳng trở lại.

Trả lời về bản dự thảo này, ông Barnier khẳng định rằng không có điều gì "bất ngờ" trong tài liệu này và nó dự kiến sẽ được Ủy ban Liên minh châu Âu phê chuẩn trước khi được chuyển tới 27 thành viên còn lại của EU và sau đó là cho phía Anh.

Ông Barnier xác nhận rằng, dự thảo thỏa thuận sẽ bao gồm một tiêu chí quan trọng, trong đó nói rằng nếu như không có giải pháp nào cho vấn đề biên giới Ireland được đưa ra, Bắc Ireland sẽ vẫn duy trì quyền gia nhập thị trường đơn nhất của EU cùng các liên đoàn hải quan khác nhằm giữ vững một thỏa thuận hòa bình ký năm 1998.

“Có hai vấn đề quan trọng đó là tránh việc kiểm tra tại biên giới (Ireland và Bắc Ireland sau Brexit). Trước tiên, cần phải liên kết chặt chẽ với luật của Liên minh châu Âu đối với những quy tắc về hàng hóa, động vật sống. Thứ hai là tất cả công dân của Bắc Ireland cần phải được áp dụng theo mã của hải quan trong khối. Phương thức tiếp cận của chúng ta cần tập trung vào việc tránh kiểm tra tại biên giới. Cuộc sống hàng ngày xung quanh khu vực biên giới cần phải được tiếp tục như hiện tại”, ông Barnier cho biết.

Về vấn đề giai đoạn chuyển tiếp, ông Barnier nói rằng dự thảo thỏa thuận sẽ loại bỏ đề xuất mở một khoảng thời gian không giới hạn để Anh lấp đầy khoảng trống các quy định mà Bộ luật Liên minh châu Âu để lại, để đổi lại việc được phép tiếp cận với thị trường đơn nhất của EU. Thay vào đó, EU sẽ chỉ cho phép Anh có giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi, cụ thể là đến cuối năm 2020.

Ngoài ra, bản dự thảo này cố tình loại bỏ cơ bản thỏa thuận rút khỏi EU mà Thủ tướng Anh Theresa May và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã nhất trí trên nguyên tắc sau các cuộc đàm phán marathon hồi tháng 12 năm ngoái.

Nước Anh sẽ phản đối mạnh mẽ bản dự thảo thỏa thuận Brexit, vì nó không tập trung vào những vấn đề then chốt mà London yêu cầu. Từ lâu, giới quan sát đã đổ dồn sự quan tâm vào việc liệu các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu sẽ xử lý ra sao để đảm bảo mối quan hệ giữa Bắc Ireland và Ireland, một thành viên của EU  sau khi Brexit hoàn thiện.

Anh và Liên minh châu Âu cũng được dự báo sẽ tranh chấp căng thẳng về vấn đề, liệu công dân EU chuyển tới sống và làm việc ở Anh trong giai đoạn chuyển tiếp này có được hưởng quyền lợi ngang bằng với những người đến từ trước hay không và liệu Anh có chấp nhận các quy định mới mà EU đưa ra hay không.

Hiện nay, thời gian chính là yếu tố quan trọng để cả Anh  và Liên minh châu Âu hành động và đưa ra thỏa thuận Brexit cuối cùng, sau đó phê chuẩn nó ngay trong tuần này. Liên minh châu Âu và Anh hiện cũng đang chạy đua trong các cuộc đàm phán để đặt ra khung làm việc cụ thể bàn về mối quan hệ giữa hai bên sau Brexit.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top