ClockThứ Năm, 19/07/2012 05:47

Đưa ảo thuật gần gũi với công chúng Cố đô

TTH - Sinh ra và lớn lên ở Huế, học đại học ở Đà Lạt và lập nghiệp ở Sài Gòn, Trương Thanh (nghệ danh Y23) trở thành nhà ảo thuật đường phố nổi tiếng với hàng trăm học trò. Ở tuổi lục tuần, ông chuyển về sống ở Huế, nung nấu ý định đưa ảo thuật gần gũi hơn với công chúng Cố đô. Ông đã chia sẻ với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế.

Gắn bó với công việc viết văn thơ, chuyển sang làm báo, vòng quay số phận cuối cùng lại đưa ông về bến đậu ảo thuật đường phố. Đó là công việc mà ông yêu thích, thỏa sức sáng tạo và tiếp cận với nhiều tầng lớp công chúng. Ngoài các trò: chiếc bàn bay, “biến hóa” tiền thành những mệnh giá khác nhau, nâng người khỏi mặt đất... ông là người duy nhất ở Việt Nam biểu diễn tiết mục cửu diện nhân (người 9 mặt) - một bản sắc của văn hóa tuồng của Trung Hoa. Nghệ danh Y là xuất phát từ lòng yêu mến nghệ sĩ Y Vân, còn 23 là ông chọn con số ngẫu nhiên.

Cơ duyên nào khiến ông rẽ ngang qua ảo thuật?
 
Tôi tình cờ gặp một đàn anh là ảo thuật gia tại Mỹ, sau khi xem anh ấy biểu diễn và được “bật mí” một số chiêu trò, tôi bắt đầu mê ảo thuật, sau đó mày mò làm một số tiết mục tương tự. Tôi xem nhiều chương trình ảo thuật, nắm các nguyên lý, trên cơ sở đó sáng tạo ra nhiều chiêu trò mới. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu, chế tạo ra các đạo cụ ảo thuật với giá thành rẻ hơn so với nước ngoài để các bạn trẻ có điều kiện gắn bó cùng nghề. Đến với ảo thuật khi đã luống tuổi nhưng tôi sống với nó bằng tất cả đam mê. Để tạo nên một thương hiệu về cửu diện nhân, mỗi ngày tôi luyện tập 8 tiếng, ròng rã suốt 2 năm trời tôi mới dám trình làng. Ảo thuật trở thành nghề chính giúp tôi nuôi sống cả gia đình và truyền niềm đam mê lại cho các thế hệ học trò.
 
Sau một thời gian trở lại quê nhà, ông thấy khán giả ở đây tiếp cận ảo thuật như thế nào?
 
Ở Sài Gòn, khán giả không “mắt tròn, mắt dẹt” khi thấy ảo thuật đường phố xuất hiện. Nhiều điểm kinh doanh, người ta mượn ảo thuật để quảng bá thương hiệu nên tôi chạy sô mệt nghỉ. Nhiều bác sĩ, giám đốc, quản lý... đăng ký tham gia lớp ảo thuật căn bản do tôi truyền dạy. Đơn giản vì họ muốn tạo ấn tượng và rút ngắn khoảng cách tiếp cận với đối tác. Ở Huế, ảo thuật đường phố dường như quá mới mẻ với công chúng. Lúc mới tiếp cận, khán giả còn e ngại, thậm chí nhiều người sợ bị lừa bịp hoặc buộc phải trả tiền. Tuy nhiên, khi bắt đầu chương trình, nhiều người xem chăm chú, cổ vũ nhiệt thành khiến máu nghệ sĩ nổi lên, tôi biểu diễn rất hăng. Điều này khác hẳn ở Sài Gòn, nhiều khi người ta vừa xem, vừa ăn hoặc chẳng buồn chú tâm trên sân khấu đang diễn ra những gì.
 
Nhiều nhà ảo thuật cho rằng, ảo thuật Việt Nam đang bị ảo thuật thế giới bỏ xa?
 

Đến nay, nhà ảo thuật Y23 đã đào tạo hàng trăm học trò, trong đó có người thành danh và đang biểu diễn ở Mỹ. Ông cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp các bạn trẻ Huế mưu sinh bằng nghề ảo thuật đường phố như đã làm với nhiều học sinh – sinh viên ở Sài Gòn.

Ảo thuật nước ngoài có những bước tiến vượt bậc nhờ việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc, thiết bị cho các màn biểu diễn quy mô. Ảo thuật nước ta còn gặp khó khăn về kinh phí quảng bá, tổ chức. Trong “cái khó” đó, chúng ta nổi trội hơn về kỹ xảo, nhất là kỹ năng của đôi tay. Nhiều bạn diễn ở nước ngoài khi đến Việt Nam cũng công nhận điều đó.
 
Ông đã có những bước khởi đầu như thế nào cho ý định đưa ảo thuật gần gũi hơn với công chúng Cố đô?
 
Sau khi làm việc với Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh, tôi có ý định mở câu lạc bộ ảo thuật. Ban đầu, lớp dạy ảo thuật đường phố ở đây thu hút một số bạn trẻ. Họ rất hào hứng và thích thú. Tôi cũng tham gia biểu diễn ảo thuật trong các chương trình tại Công viên Lê Lợi, trước đó là tại phố đi bộ. Thi thoảng, tôi sẽ mang ảo thuật xuống đường. Tôi đang nỗ lực để khán giả Huế làm quen với ảo thuật đường phố trước khi đưa ảo thuật gần gũi hơn với mọi người.
 
Xin cảm ơn ông và chúc ông thành công với dự định của mình!
 
Tuệ Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top