Giáo dục Tin tức giáo dục
Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!
Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ
Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa cho biết, Bộ sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa (SGK) mới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD-ĐT đang lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, người dân. Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào SGK với dung lượng phù hợp.
Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa mới (ảnh minh họa)
Từ những năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ thông” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Khánh Hòa chủ biên. Sau đó, nội dung này đã được biên soạn thành tài liệu bồi dưỡng giáo viên và giảng dạy trong trường phổ thông.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Hoa cho biết, trong lúc chờ đợi SGK thì Bộ GD-ĐT nên biên soạn các chuyên đề để hướng dẫn giáo viên giảng dạy thành các tiết độc lập trong trường phổ thông.
“Những vấn đề Bộ GD-ĐT chuẩn bị để đưa vào SGK, nếu chờ sách thì rất là lâu. Biên tập sách đâu phải là có ngay được. Trong lúc chờ đợi để có những bộ sách chính thức, bây giờ có thể bổ sung trước thành những chuyên đề, cho anh em tập huấn, rồi đưa vào giảng dạy một cách độc lập. Địa phương có cả đề tài nhỏ viết về Trường Sa, có bổ sung sử địa phương, nhất là thế mạnh tiềm năng biển đảo”- Tiến sĩ Kim Hoa nói.
** Ông Phạm Quang Hùng, Nguyên Trưởng Bộ môn lịch sử, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc đưa vào, mở rộng việc giảng dạy vấn đề chiến tranh biên giới, bảo vệ biển đảo là điều rất cần thiết trong lúc này.
Ông Quang Hùng nhấn mạnh: “Tôi thấy đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới là cần thiết, các biến cố lịch sử rất lớn, trong dòng chảy lịch sử như vậy không thể đứt quãng được, đó là truyền thống chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang có những mưu đồ trên biển Đông, không thể không đưa phần này được. Không chỉ để cho các thế hệ mai sau hiểu về lịch sử mà còn để nói rõ với thế giới rằng là chúng ta không quên lịch sử”.
** Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, những sự kiện lịch sử như chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới Việt -Trung, những sự kiện ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta cần phải đưa vào SGK để cho các em học và nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về lịch sử.
Thực ra trong quá trình dạy, giáo viên đã có lồng thêm những thông tin về quần đảo Hoàng Sa, Trưởng Sa, những sự kiện về chiến tranh biên giới, chiến tranh Việt-Trung để các em hiểu được hơn về lịch sử.
** Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ sau này biết được truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông mà học tập, noi theo.
Các cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam chúng ta là bảo vệ chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Thời lượng đưa vào càng sâu càng tốt.
Theo VOV
- Truyền thông sẽ giúp đưa thông điệp giấc mơ Huế đi xa hơn (18/04)
- Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Báo chí – Truyền thông (17/04)
- Giúp thí sinh yên tâm đăng ký xét tuyển (17/04)
- Đa dạng kênh tư vấn (17/04)
- Đào tạo công nghệ thông tin, du lịch được áp dụng cơ chế ưu tiên (17/04)
- Chỉ thị mới về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 (17/04)
- Đổi mới đào tạo báo chí và truyền thông (17/04)
- Hơn 2.300 thí sinh dự thi kỳ thi cao học của Đại học Huế (17/04)
-
Truyền thông sẽ giúp đưa thông điệp giấc mơ Huế đi xa hơn
- Hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấp
- Đi tìm con chữ
- Học trái tuyến và chuyện “chạy trường”
- Giáo dục kỹ năng gia chánh cho học sinh
- Vượt khó từ yêu thương
- Sân trường “đoàn kết”
- 14 sản phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII
- 10 thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế khóa I tốt nghiệp
- Trường đại học Y - Dược khen thưởng 34 cá nhân tiêu biểu trong công tác đoàn
-
Đại học Huế có 6 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
- Đào tạo người làm báo trí tuệ, nhân văn và trách nhiệm
- Học trái tuyến và chuyện “chạy trường”
- 4 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
- Theo đuổi đam mê
- Nhiều trường xét tuyển theo phương thức riêng
- Đi tìm con chữ
- Hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấp
- Nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên: Cơ hội để bứt phá
- ĐH Huế bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh các môn năng khiếu