ClockThứ Tư, 23/03/2016 08:15

Đưa đề tài khoa học vào cuộc sống

TTH - Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng thực tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ được ngành khoa học Thừa Thiên Huế quan tâm hiện nay.

Nổ mìn bằng vi sai phi điện đá văng tập trung và không gây khói bụi làm ô nhiễm môi trường trong khu vực

Đáp ứng nhu cầu thực tế

Giữa năm 2011, Sở Công thương thực hiện đề tài khoa học công nghệ “Ứng dụng các phương pháp nổ mìn vi sai cho các đơn vị có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn”. Đề tài do KS Nguyễn Duy Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương và cộng sự thực hiện nghiên cứu cấu trúc địa chất ở 6 mỏ đá thuộc thị xã Hương Trà và huyện Phú Lộc. Quá trình thực hiện, nhóm đề xuất nổ mìn từ phương pháp nổ tức thời (nổ truyền thống) sang nổ vi sai điện và vi sai phi điện trong 12 lần, thông qua các sơ đồ tạo hang, khoan lỗ, tăng dần lượng thuốc nổ từ mức thông thường 800kg lên 3.000kg, lắp đặt các thiết bị để đo sóng chấn động, sóng không khí, đá văng và khối lượng đập vỡ đất đá.

Theo ông Đinh Ngọc Hùng, thành viên tham gia đề tài cho biết, sau thời gian 18 tháng nghiên cứu, đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá có tính ứng dụng thực tế cao, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh sản xuất cho các đơn vị khai thác đá. Hiện nay, có gần 20 đơn vị khai thác đá trên địa bàn áp dụng phương pháp này.

Ông Lê Văn Vinh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Luck Trường Sơn (Tứ Hạ -TX Hương Trà), đơn vi ứng dụng đề tài để khai thác đá cho biết, khi áp dụng cho nổ mìn bằng phương pháp vi sai phi điện đã thu được kết quả vượt trội so với nổ truyền thống, như không gây tiếng nổ lớn, giảm sóng chấn động, không bị ảnh hưởng bởi dòng điện rò hoặc dòng điện cảm ứng do sét, đá nổ ra đồng đều, tập trung... Những yếu tố này đã giúp đơn vị nâng cao hiệu quả kinh tế; ngoài ra giảm thiểu tối đa tình trạng khói bụi, ô nhiễm môi trường cho người dân sống trong khu vực.

Mới đây, một đề tài tạo dấu ấn mới trong nghiên cứu KHCN ở Thừa Thiên Huế là nghiên cứu tìm nguồn làm vật liệu xây dựng thay thế cát, sỏi lấy ở lòng do Sở Xây dựng chủ trì. Đề tài thành công khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lấy cát nội đồng, ven biển; đá mi (mạt đá); cát nhân tạo (nghiền từ đá) có trữ lượng khá lớn trên địa bàn để kết hợp với xi măng tạo ra bê tông thường, bê tông chất lượng dùng trong kết cấu các công trình xây dựng, đạt các định mức của Bộ Xây dựng và có giá thành hợp lý. Ông Võ Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ nhiệm đề tài cho rằng, qua phân tích đánh giá đề tài đã báo hiệu tin vui khi tìm được vật liệu thay thế cát, sỏi lấy ở các lòng sông mà hiện nay ngày càng cạn dần; đồng thời, làm giảm tình trạng khai thác cát trái phép ở các dòng sông đang tác động xấu đến môi trường khu vực...

Tạo điều kiện để đề tài khoa học vào cuộc sống

Ông Lê Văn Tỵ, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KHCN cho biết, bình quân hàng năm tỉnh phê duyệt từ 15-20 đề tài nghiên cứu KHCN trên các lĩnh vực. Nhìn chung các đề tài đã phát huy hiệu quả kinh tế, ứng dụng tốt vào quản lý, sản xuất và đời sống. Gần đây có nhiều đề tài được hội đồng nhiệm thu đánh giá cao về tính ứng dụng thực tế, như nghiên cứu áp lực nội sọ trong hồi sức cấp cứu của PGS.TS Nguyễn Viết Quang, Khoa Hồi sức cấp cứu A, Bệnh viện TW Huế; sản xuất zeolite từ tro trấu của PGS TS Trần Ngọc Tuyền, Trường đại học Khoa học Huế; ứng dụng tiến bộ KHCN trong chăn nuôi gia trại lợn lai F1 và lợn thương phẩm máu ngoại tại huyện Phong Điền do Phòng Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền chủ trì.

PGS.TS Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KHCN cho biết, quan điểm của sở luôn thực hiện tốt chủ trương của tỉnh về phát triển nghiên cứu KHCN ứng dụng thực tế; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KHCN và tạo điều kiện thuận lợi cho các đề tài, dự án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương. Các đề tài chưa có tính khả thi, thiếu kinh phí sở tìm cách, hoặc đề xuất tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ để đề tài sớm hoàn thành. Lâu nay vẫn tồn tại một thực tế “đầu ra”, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài chưa nhiều, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chủ quan của người làm nghiên cứu, ban ngành đơn vị, địa phương liên quan.

Vấn đề đặt ra là các đề tài nghiên cứu làm sao phải đưa vào thực tế nhằm tránh lãng phí về kinh phí và chất xám. Đây là câu chuyện dài không chỉ ở Thừa Thiên Huế vì các công trình nghiên cứu KHCN chưa chuyển tiếp qua bước khởi nghiệp được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mạnh dạn tiếp nhận, đầu tư, hoặc chuyển giao sử dụng công nghệ, ứng dụng thực tiễn. Để tạo kết quả tốt trong hoạt động chuyển giao này, Sở KHCN đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, nhà đầu tư tiếp cận nguồn Quỹ phát triển KHCN địa phương với lãi suất ưu đãi; đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan, xây dựng kế hoạch mỗi năm chọn những đề tài có tác động lớn với xã hội để chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng vào cuộc sống.

Minh Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", Tháng Thanh niên năm 2024 là dịp để tuổi trẻ toàn tỉnh phát huy vai trò xung kích, tình nguyện góp sức cùng hệ thống chính trị xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…

Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng
Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc

Cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, Công an huyện Phong Điền đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vụ việc về trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc
Đẩy lùi tệ nạn

Với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, trực tiếp đến từng đối tượng, hộ gia đình, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phong Sơn (Phong Điền) Nguyễn Thành Trung gặt hái nhiều thành công trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại địa phương.

Đẩy lùi tệ nạn
Những tấm lòng thơm thảo

Họ vừa là thầy, cô giáo vừa là người bà, người cô, người mẹ, người cha, người anh, người chị có tấm lòng thơm thảo đối với các trẻ em nghèo, khó khăn, khuyết tật trong cuộc sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Những tấm lòng thơm thảo
Return to top