Đức cân nhắc triển khai lực lượng đặc biệt đến Syria
TTH.VN - Theo thông tin trên PressTV sáng nay (6/12), Đức đang cân nhắc việc triển khai lực lượng đặc biệt tinh nhuệ (KSK) cùng với lực lượng trinh sát trên không và 1.200 binh sĩ hỗ trợ đến tham gia cuộc chiến chống lại tổ IS ở Syria.
Lực lượng đặc biệt của Đức. Ảnh: PressTV
Các nhóm biệt kích sẽ được gửi tới Syria để tiếp thêm sức mạnh cho lực lượng binh sĩ hỗ trợ và máy bay chiến đấu trên không “trong trường hợp khẩn cấp”. Tuy nhiên, số lượng biệt kích KSK dự kiến triển khai vẫn chưa được quyết định, nhật báo Bild của Đức số ra ngày 5/12 cho biết.
Trước đó hôm 4/12, các nhà lập pháp Đức đã thông qua việc triển khai một nhóm các binh sĩ hỗ trợ và 6 máy bay trinh sát Tornado, máy bay tiếp nhiên liệu trên không và 1 tàu khu trục đến Syria.
Đây được xem là chiến dịch quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Đức trong thời điểm hiện tại, với chi phí ước tính cho toàn bộ nhiệm vụ này lên đến khoảng 141,7 triệu USD. Tuy nhiên, Berlin sẽ không trực tiếp chiến đấu với IS mà chỉ đảm nhận các hoạt động trợ giúp công nghệ vệ tinh để thu thập thông tin tình báo về các mục tiêu, hoạt động di chuyển của IS và cung cấp cho liên minh do Mỹ dẫn đầu, cũng như các công tác hậu cần, hỗ trợ khác.
Động thái của Berlin được đưa ra sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa sẽ hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố trước sự trỗi dậy của một loạt các cuộc tấn công tàn bạo vào Paris, cướp đi sinh mạng của 130 người vào ngày 13/11 vừa qua.
Trong một động thái liên quan hôm 2/12, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron đồng ý tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS ở Syria.
Theo văn phòng Tổng thống Pháp, quyết định trên được thực hiện thông qua một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo: “Họ nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác trong các chiến dịch chống IS ở Syria, cũng như hoạt động trao đổi thông tin tình báo”.
Trong khi đó, Vương quốc Anh đã thực hiện các cuộc tấn công chống lại phiến quân khủng bố ở Iraq, và vừa triển khai các cuộc không kích đầu tiên nhắm vào mục tiêu IS ở Syria rạng sáng ngày 3/12.
Thanh Ngân (lược dịch từ RT & PressTV)
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia