Đức giải phóng thêm 3 tỷ euro ngân quỹ giúp người di cư
TTH.VN - Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất mà châu Âu đang phải đối mặt kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 hiện nay và một số nước châu Âu đã bắt đầu tìm được những tiếng nói chung trong việc giải quyết vấn nạn này, Chính phủ Đức quyết định sẽ giải phóng thêm 3 tỷ euro (4,3 tỷ USD) ngân quỹ để giúp đỡ cho những người tị nạn và người di cư đang lũ luợt tiến vào Đức, hãng tin Reuters sáng nay (7/9) cho biết.
Theo Reuters, trong một tuyên bố chung của liên minh cầm quyền vừa ban hành hôm nay, Chính phủ Đức sẽ giải phóng thêm 4,3 tỷ USD cho các tiểu bang và thành phố để giúp đối phó với dòng người tị nạn và người di cư đến Đức cao kỷ lục trong năm nay.
Một người di cư giương cao dòng chữ "Cảm ơn nước Đức" ở nhà ga Dortmund, Đức ngày 6/9/2015. Ảnh: AFP
Tại một cuộc họp cấp cao kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, các nhà lãnh đạo trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã nhất trí về một loạt các biện pháp khác, chẳng hạn như đẩy nhanh tiến độ các thủ tục xin tị nạn và tạo điều kiện xây dựng nhà ở lánh nạn cho những người di cư.
Ngoài 3 tỷ euro cung cấp cho các tiểu bang và thành phố, Chính phủ nước này cũng đang có kế hoạch giải phóng thêm 3 tỷ euro nữa để tài trợ cho các chi phí khác, chẳng hạn như trả tiền trợ cấp cho những người tị nạn, tuyên bố chung của ngày hôm nay cho biết.
Thỏa thuận này cũng bao gồm việc mở rộng danh sách các nước được coi là "an toàn", có nghĩa là công dân của họ thường không có yêu cầu gì trong việc xin tỵ nạn, bao gồm Kosovo, Albania và Montenegro. Trong danh sách này cũng bao gồm các nước Serbia, Macedonia và Bosnia.
Mục đích của việc này là để đẩy nhanh tốc độ làm thủ tục xin tị nạn và dẫn độ đối với những người di cư từ đông nam châu Âu, nhằm tập trung vào những người tị nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá như Syria, Iraq và Afghanistan.
Các cuộc họp liên minh vào cuối tuần trước đã cho phép 18.000 người tị nạn đổ vào nước này sau khi Đức và Áo đồng ý với Hungary từ bỏ nguyên tắc đòi hỏi người tị nạn phải đăng ký xin tị nạn tại đất nước EU đầu tiên mà họ tiếp cận.
Quyết định của Thủ tướng Merkel cho phép hàng ngàn người tị nạn bị mắc kẹt tại Hungary có thể tìm được một chỗ ở mới ở Đức đã gây ra một sự rạn nứt trong khối bảo thủ với các đồng minh Bavarian. Trong khi Thủ tướng Merkel trở thành một anh hùng trong mắt nhiều người di cư và những người ủng hộ, thì những đồng minh bảo thủ cho rằng bà đã gửi đi một "tín hiệu hoàn toàn sai".
Đức dự kiến sẽ đón nhận một làn sóng kỷ lục 800.000 người di cư và người tị nạn trong năm nay, cao nhất trong Liên minh châu Âu. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2015, hơn 100.000 người tị nạn đã được đăng ký ở quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & BBC)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19 (02/03)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân