ClockThứ Ba, 21/02/2017 06:52

Đức khai thác điện thoại người tị nạn để kiểm tra thông tin

TTH.VN - Chính phủ Đức đã soạn thảo một đạo luật cho phép các cơ quan chức năng khai thác dữ liệu trên điện thoại di động và máy tính của người tị nạn nếu có nghi ngờ về quốc tịch của họ - một động thái bất thường trong một đất nước mà việc bảo vệ dữ liệu rất được đề cao.

Bà Merkel chi gần 90 triệu euro để người di cư hồi hươngĐức: 60.000 người tị nạn sẽ tự nguyện hồi hương trong năm nayThủ tướng Đức bảo vệ chính sách tị nạn 'mở cửa'Mỹ sẽ cung cấp 1.000 khóa học trực tuyến miễn phí cho người tị nạnThủ tướng Đức kêu gọi các công ty lớn tuyển dụng người tị nạn

Điện thoại di động của người tị nạn sẽ được quan chức Đức khai thác để kiểm tra thông tin. Ảnh: AP.

Theo dự thảo, các quan chức tại Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn (BAMF) sẽ nhận được thủ tục pháp lý để quét các điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay của những người nộp đơn xin tị nạn.

Các quan chức BAMF cho biết, có nhiều người đệ trình thông tin sai sự thật nhằm hy vọng sẽ được cấp quyền tị nạn. Một số người còn không có thông tin.

Cùng với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ Đức kết hợp vạch ra dự thảo, và ước tính có hơn 50% trong số 280.000 đơn xin tị nạn trong năm 2016 nên được xem xét kỹ lưỡng hơn, chẳng hạn như việc kiểm tra dữ liệu điện thoại.

Tuy nhiên, họ đã không làm được điều đó, vì các quan chức không có thẩm quyền pháp lý để làm vậy. Các quan chức buộc phải viện đến các chuyên gia ngôn ngữ để cố gắng xác định nguồn gốc thực sự của những người xin tị nạn.

"Chúng ta cần phải thiết lập lai lịch của người nộp đơn", ông Volker Bouffier, thủ hiến bang Hesse và một đồng minh bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel nói. "Để loại bỏ bất kỳ mối nghi ngờ nào về nguồn gốc của một người, chúng ta cần phải sử dụng tất cả các thông tin có sẵn".

Biện pháp này là một trong những bước mà chính phủ của Thủ tướng Merkel tiến hành để chứng tỏ quyết tâm của mình trong việc giảm lạm dụng các quy tắc tị nạn tự do của đất nước.

Hơn 1 triệu người di cư đã tràn vào nước Đức trong 18 tháng qua. Các dịch vụ hỗ trợ công cộng cho người tị nạn vẫn ở mức cao nhưng các báo cáo về sự lạm dụng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cử tri và các nhà lãnh đạo chính trị.

Hiện tại có 213.000 người tị nạn có đơn xin tị nạn đã bị từ chối và đang chờ bị trục xuất nhưng vẫn được phép lưu trú tạm thời vì nhiều lý do.

Hôm 19/2, một đồng minh của bà Merkel cho biết Đức đã trục xuất số lượng kỷ lục 80.000 người di cư bị từ chối tị nạn trong năm ngoái và con số này sẽ tăng lên trong năm 2017. Gần một nửa trong số 700.000 đơn xin tị nạn làm trong vào năm 2016 đã bị từ chối, theo tham mưu trưởng Peter Altmaier.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

Sáng 7/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài
Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51% trong năm 2023

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố ngày 8/1, số đơn xin tị nạn ở Đức đã tăng khoảng một nửa trong năm ngoái, làm tăng thêm áp lực lên chính phủ về việc phải thực hiện đúng lời hứa giảm tình trạng di cư bất thường.

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51 trong năm 2023

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top