Đức lớn tiếng cảnh báo Nga
TTH.VN - Ngoại trưởng Đức hôm qua (9/9) đã lên tiếng cảnh báo Nga không được tăng cường can thiệp quân sự vào Syria, nói rằng thỏa thuận hạt nhân Iran và những sáng kiến mới của Liên Hợp Quốc đang tạo ra điểm khởi đầu cho một tiến trình chính trị trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã đưa ra lời cảnh báo trên sau khi Nga trước đó cùng ngày xác nhận họ có phái các chuyên gia quân sự đến Syria để giúp đỡ lực lượng an ninh của đồng minh. Nga cùng với Iran ủng hộ của Tổng thống Bashar al-Assad trong khi phương Tây hậu thuẫn cho phe nổi dậy ở Syria, chống lại chính quyền của ông Assad.
Đức muốn đàm phán để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua ở Syria nhưng Pháp lại đang cân nhắc lựa chọn phát động chiến dịch không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở đó và Anh sẵn sàng đi xa hơn nữa.
"Không thể để xảy ra trường hợp các đối tác quan trọng mà chúng tôi cần hiện tại lại ủng hộ cho lựa chọn quân sự”, Ngoại trưởng Steinmeier nhấn mạnh. Ông này bày tỏ sự thất vọng trước tin Nga đang tăng cường cung cấp thiết bị quân sự cho Syria.
Các nguồn tin thân cận với nhà ngoại giao hàng đầu của Đức tiết lộ, ông này đặc biệt thất vọng về cách cư xử của Nga và rằng những phát biểu của ông là nhằm trực tiếp vào Moscow thay vì là nhằm vào Paris và London.
Tuần trước, Thủ tướng Angela Merkel cho biết, Đức sẽ hoan nghênh sự tham gia của Iran vào bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm kết thúc cuộc nội chiến ở Syria.
Những phát biểu của bà Merkel phản ánh sự thay đổi thái độ của Châu Âu đối với Iran kể từ sau khi Nhà nước Hồi giáo hồi tháng Bảy nhất trí hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Với việc Đức đang nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên của nhóm các cường quốc kinh tế G-7, Ngoại trưởng Steinmeier cho biết, ông sẽ tổ chức một cuộc họp giữa G-7 và các nước láng giềng của Syria trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có cuộc họp vào cuối tháng này. Cuộc họp do Đức tổ chức sẽ nhằm để quyên góp tiền cho Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR).
Hiện tại, phương Tây đang nóng lòng muốn giải quyết cuộc nội chiến ở Syria bởi khu vực Châu Âu đang lao đao vì cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng mà nguyên nhân được xác định là do tình trạng bất ổn, chiến tranh, đói nghèo ở các khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Theo Vnmedia
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3