Đức: Tăng trưởng kinh tế lạc quan nhờ người tị nạn
TTH.VN - Làn sóng người tị nạn khổng lồ cùng với mức chi tiêu lên đến hàng tỷ USD là dấu hiệu đầy lạc quan cho nền kinh tế Đức sau một khoảng thời gian dài, tờ AFP ngày 29/11 đưa tin.
Người tị nạn nhập cảnh vào Đức từ biên giới với Áo ngày 21/11. Ảnh: AFP
Theo số liệu vừa được công bố, mức tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế hàng đầu châu Âu trong quý 3/2015 được nâng lên đáng kể, nhờ chi tiêu cá nhân mạnh mẽ và chi tiêu Nhà nước cho người tị nạn.
“Nền kinh tế Đức cuối cùng cũng chứng kiến những gì mà nhiều nhà phê bình quốc tế dự đoán sau một khoảng thời gian dài”, nhà kinh tế Đức Carsten Brzeski nhận định.
Số liệu thống kê từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay cho thấy, tổng sản phẩm trong nước tăng 0,3%, chi tiêu theo hộ gia đình tăng 0,6% và chi tiêu Nhà nước đẩy mạnh lên 1,3% so với 3 tháng trước đó.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Standard & Poor's nói rằng, hiệu quả kinh tế được cải thiện trong năm nay do chi tiêu của Chính phủ cho hơn 800.000 người chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Sigmar Gabriel cho hay, mức chi phí này sẽ tiếp tục được nâng lên tới khoảng 10 tỷ euro (10,6 tỷ USD) trong năm 2015 và năm 2016,.
“Mức tăng trưởng lớn nhất trong năm”
Nhà phân tích kinh tế Stefan Kipar tại ngân hàng Bayern LB lưu ý rằng, “mức chi tiêu này giống như một chương trình kích thích kinh tế đầy bất ngờ, tạo nên mức tăng trưởng lớn nhất trong năm”.
Đây chính là những gì mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EU) và các đối tác trong khu vực châu Âu từ lâu đã mong chờ từ Berlin: “ngân sách thương mại lớn và thặng dư ngân sách sẽ được đổ vào các khoản đầu tư, tạo ra lợi ích chung cho khu vực đồng Euro”.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Globalheadlines)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân