ClockThứ Hai, 28/12/2015 07:47

Đức tuyển 8.500 giáo viên dạy trẻ em tị nạn

TTH.VN - Nhật báo Die Welt số ra ngày 27/12 đưa tin, CHLB Đức vừa tuyển chọn 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn tại quốc gia này, trong bối cảnh đất nước dự kiến ​​số lượng người tị nạn mới đến tiếp tục tăng mạnh đến hết năm 2015.


Trẻ em tị nạn tại Trung tâm chăm sóc Georg Kriedte Haus ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: AFP

Theo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện tại 16 tiểu bang trên toàn nước Đức, hiện có khoảng 196.000 trẻ em chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói tham gia vào hệ thống trường học ở Đức năm nay. Trong đó, 8.264 lớp học đặc biệt được mở ra để giúp trẻ em mới đến bắt kịp những người đồng trang lứa.

Đức dự kiến ​​tiếp nhận hơn 1 triệu người tị nạn trong năm nay, nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 2014. Thực tế này đang đặt ra sự căng thẳng về khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội cho tất cả những người mới đến.

“Khoảng 8.500 giáo viên bổ sung được tuyển chọn trên toàn quốc. Trường học và bộ máy giáo dục Đức chưa bao giờ phải đối mặt với một thách thức lớn như vậy. Chúng ta phải chấp nhận rằng, tình hình đặc biệt này sẽ trở thành mục tiêu mà ngành giáo dục cần nhắm tới trong khoảng thời gian dài tiếp theo”, ông Brunhild Kurth, người đứng đầu Cơ quan Giáo dục Đức nói với tờ Die Welt.

Trong một phát biểu liên quan, người đứng đầu Công đoàn giáo viên Đức (DPhV) Heinz-Peter Meidinger khẳng định, Berlin thực sự cần đến 20.000 giáo viên bổ sung để phục vụ cho những làn sóng tị nạn mới. “Chậm nhất là vào mùa hè tới, chúng ta sẽ cảm thấy lỗ hổng đó”, ông Heinz-Peter Meidinger nhấn mạnh.

Theo cơ quan giáo dục Đức, ít nhất 325.000 trẻ em tị nạn đang ở tuổi đi học nhập cảnh vào các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) năm nay, trong bối cảnh châu lục này đang phải vật lộn để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi các nước bị xung đột tàn phá ở Trung Đông và Bắc Phi để tìm kiếm sự an toàn và nơi ở mới tại châu Âu. Nhiều người trong số họ cố gắng đến các quốc gia giàu có ở EU, nhất là Đức bởi những lợi ích xã hội như giáo dục miễn phí và dịch vụ y tế chất lượng tốt.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Sputniknews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ

Ngày 8/4, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp cùng đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ bị dị tật khe hở môi vòm miệng trong cả nước.

Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Return to top