ClockThứ Sáu, 06/05/2016 15:11

Đức – Ý thống nhất về chính sách nhập cư

TTH.VN - Ý và Đức cùng thống nhất về cách Châu Âu cần giải quyết cuộc khủng hoảng di cư và chống lại mọi động thái vượt rào khỏi biên giới, mặc dù có một số quan điểm khác biệt trong việc tài trợ cho các sáng kiến ​​đề xuất, Reuters dẫn lời các nhà lãnh đạo của hai nước ngày hôm qua (5/5) cho biết.

Thủ tướng Đức cảnh báo nguy cơ “chủ nghĩa dân tộc” ở châu Âu

Thủ tướng Ý Matteo Renzi (phải) phát biểu bên cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc họp báo tại cung điện Chigi ở Rome, Ý ngày 5/5/2016. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Ý Matteo Renzi cảnh báo rằng, trừ khi Liên minh châu Âu tìm được một lập trường chung về vấn đề di cư, nếu không bóng ma của “chủ nghĩa dân tộc” sẽ lại thức tỉnh và bao trùm khu vực này.

Vấn đề xuất nhập cảnh được chú trọng hàng đầu trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, và cả hai đều nhất trí rằng, có nhiều việc cần phải được thực hiện để giúp các nước châu Phi – quê quán của dòng người di cư vẫn đang vượt qua biển Địa Trung Hải để đến châu Âu.

Gần 29.000 người di cư đã đến Ý bằng thuyền trong năm nay, cao hơn khoảng 1.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các tổ chức nhân đạo, con đường này đã trở thành lộ trình chính cho những người tị nạn đổ vào châu Âu, sau khi thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ-EU đạt được đã làm chậm lại đáng kể dòng chảy những người di cư đã đến Hy Lạp.

Ý hồi tháng trước đề xuất rằng, châu Âu nên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước châu Phi để phát triển kinh tế trong nước và khuyến khích những người sắp di cư từ bỏ ý định rời khỏi đất nước để đi tìm một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài.

Thủ tướng Renzi cho rằng, đề nghị này phải được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu chung EU; tuy nhiên người đồng cấp Đức Merkel không đồng ý với cách tiếp cận đó.

Renzi nói rằng anh không quan tâm nơi tiền đến từ lâu như một giải pháp đã được tìm thấy để ngăn chặn dòng người di cư.

"Mặc dù có những quan điểm khác nhau về tài chính, nhưng chúng tôi có chung quan điểm về các nỗ lực tổng thể", Thủ tướng Merkel kết luận. Reuters dẫn lời Thủ tướng Renzi nói rằng, "những gì tôi quan tâm là kết quả. Có Trái phiếu Châu Âu hay không, không quan trọng bằng việc tìm được nguồn lực để giúp những người dân châu Phi - những người đã làm rung chuyển sự thống nhất châu Âu và thúc đẩy sự gia tăng các đảng cực hữu ở nhiều nước EU".

Theo bà Merkel, cần có 1 tỷ euro (1,14 tỷ USD) để giúp đỡ các nước châu Phi ngăn chặn dòng chảy di cư ồ ạt hiện nay.

Bất đồng với Áo

Thủ tướng Renzi nhắc lại sự phản đối quyết liệt đối với kế hoạch của Áo về việc xây dựng một hàng rào ở biên giới với Italia để cố gắng ngăn chặn dòng người di cư tiến vào các nước giàu có ở phía bắc, và nói rằng Thủ tướng Merkel cùng chia sẻ quan điểm này với ông.

"Chúng tôi bày tỏ sự phản đối hoàn toàn đối với kế hoạch này, và theo một cách nào đó, chúng tôi thấy sốc trước quan điểm của nước bạn bè Áo", Thủ tướng Renzi nói.

Tháng trước, Bộ trưởng Nội vụ Áo Wolfgang Sobotka phát biểu ở Rome rằng, có đến 1 triệu người di cư sẵn sàng vượt qua Địa Trung Hải từ Libya trong năm nay, trong khi Italia cho rằng con số này có thể sẽ thấp hơn nhiều.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Dailynews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Dự luật về nhập cư ở Pháp gây tranh cãi

Dự luật về nhập cư mới tại Pháp hướng đến việc cấp thẻ cư trú có thời hạn cho những lao động nhập cư bất hợp pháp đang gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Dự luật về nhập cư ở Pháp gây tranh cãi

TIN MỚI

  • Định cư Úc visa 888 diện thường trú
Return to top