ClockThứ Ba, 07/08/2018 09:34

Đừng a dua, phụ họa

TTH - Tự do đưa những thông tin sai trái lên mạng xã hội có khi dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Định hướng để sinh viên có trách nhiệm khi dùng mạng xã hộiCông cụ văn minh vào tay kẻ xấu

Thời gian gần đây, khi có bất cứ sự kiện gì nổi lên thì trên mạng xã hội, những bài viết, bình luận cũng theo đà bung ra theo cấp số nhân. Có thể bắt đầu bằng một bài viết, phát ngôn nào đó theo hướng ủng hộ hoặc phản đối. Từ đây bắt đầu xuất hiện những bình luận (comment) theo kiểu đồng thuận, hưởng ứng xu thế nào đó. Tâm lý học gọi đây là hiệu ứng xã hội hay hiệu ứng đám đông. Nội dung tích cực, khách quan được nhiều người bình luận, chia sẻ tích cực là chuyện bình thường. Nhưng đáng tiếc có nhiều nội dung cảm giác như hằn học, tức giận, căm thù cũng coi mạng xã hội như là nơi...  xả stress. Xin nêu 2 sự kiện vừa mới diễn ra.

 Sự kiện thứ nhất là xung quanh điểm thi tại Kỳ thi THPT Quốc gia. Khi vụ việc sửa điểm tiêu cực, vi phạm quy chế thi xảy ra tại Hà Giang, Sơn La thì bung ra quá nhiều bình luận. Ai cũng biết đó là việc nghiêm trọng, không thể chấp nhận khi mà những người vi phạm lại là những nhà giáo, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục. Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố hình sự, bắt giam một số người và chắc chắn con số sẽ tăng thêm. Dư luận xã hội cũng dành cho “sự kiện” này với sự quan tâm đặc biệt. Đa phần lên án hành vi gian dối vừa ảnh hưởng đến đạo đức, vừa ảnh hưởng đến nền giáo dục đất nước và tương lai của thế hệ trẻ. Những người có lương tâm không thể chấp nhận với hành vi gian dối đó dù bất cứ lý do gì. Nói như vậy để thấy được dư luận xã hội lên án quyết liệt là lẽ đương nhiên. Thế nhưng cũng phải có cách nhìn khách quan, phân biệt mức độ nghiêm trọng trong mối quan hệ chung của giáo dục. Một điều chắc chắn ngành giáo dục cũng không chấp nhận cho hiện tượng chạy điểm, sửa điểm trong các kỳ thi, nhất là kỳ thi Quốc gia “hai trong một”. Trên mạng xã hội xuất hiện quá nhiều bình luận, chia sẻ có tính cực đoan, phê phán, lên án một chiều với những chỉ trích không chuẩn mực. Từ một vài bài viết ban đầu đã tạo ra con sóng chế nhạo, đả kích, nhận định tràn lan trên mạng. Nhiều người cho rằng, lâu nay trong thi cử đều là tiêu cực, “là mảng tối đến nay mới được bóc trần”, “tham nhũng tràn vào thi cử”, “cơ chế của một thể chế đen tối”, “đồng tiền chi phối đểm thi”... Một số người gán cho hiện tượng cục bộ này diễn ra ở khắp 63 tỉnh,  thành phố trong cả nước như một “thảm họa”… Nghiêm trọng hơn, có người còn muốn kích động bãi khóa, biểu tình trong giới trẻ. Chúng tôi không bênh vực cho vi phạm này nhưng cho đến nay cơ quan điều tra đang vào cuộc, chưa có kết luận cuối cùng thì những người ngoài cuộc không nên (không được) có những phát ngôn nhận định thiếu khách quan, suy diễn quá mức.

Sự kiện thứ hai là đêm 23/7/2018 xảy ra sự cố vỡ đập ở tỉnh Attapue của nước Lào, thì sáng sớm hôm sau một trang mạng đã đưa tin với clip nước chảy cuồn cuộn kéo theo nhiều nhà cửa, ô tô và đồ dùng. Trang mạng đó khẳng định đây là hình ảnh mới nhất về sự cố vỡ đập mới xảy ra ít giờ. Hàng loạt bình luận nói về việc này như là một thảm họa. Thực ra, clip đưa lên là cảnh sóng thần ở Nhật Bản xảy ra cách đây mấy năm vì thực tế ở Nam Lào làm gì có nhà cửa, xe cộ như vậy. Rồi người ta đưa ra dự báo thời gian rất ngắn nước sẽ tràn về Việt Nam, nhấn chìm đồng bằng Nam bộ, gây ra thảm họa cho cả Việt Nam là không tránh khỏi. Chỉ đến khi những thông tin chính thống đưa lên truyền hình cùng với những hoạt động cứu trợ, nguyên nhân vỡ đập, người ta mới bớt đưa tin giật gân. Sự việc tang thương, đau lòng như vậy mà người ta còn dám tung ra để “đùa cho vui” thì thật là quá quắt .

Đây chỉ mới là một vài “đề tài” còn nóng hổi. Lâu nay, những sự việc tương tự và kiểu a dua phụ họa theo dạng như trên diễn ra thường xuyên. Dù là mạng ảo nhưng cũng không thể vì vậy mà nói bừa, nói ẩu kiểu bạt mạng. A dua phụ họa chuyện đời, chuyện xã hội đến chuyện phát ngôn chống đối là rất gần. A dua kiểu đó coi chừng phải tỉnh táo, không khéo lại “dính” vào vi phạm pháp luật.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện

Ngày 11/4, cơ quan chức năng huyện Quảng Điền phát đi thông tin cảnh báo: Có một số kẻ xấu lập giả các trang mạng xã hội (MXH) tương tự các trang đã có từ lâu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện để kêu gọi từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện
Thông tin doanh nghiệp
Tăng mắt livestream facebook giá rẻ và chất lượng tại Vnfame

Bạn có muốn biến mỗi buổi livestream của mình thành một sự kiện đặc biệt, thu hút hàng nghìn ánh nhìn và tạo ra cơ hội không ngờ? Cùng Chúng tôi khám phá bí quyết tăng mắt Livestream Facebook giá rẻ và chất lượng. Đằng sau mỗi con số là sức mạnh, đằng sau mỗi mắt là một cơ hội mới. Hãy đặt chân đến thế giới đầy màu sắc của livestream và hãy để chúng tôi chỉ dẫn bạn đến sự thành công, ngay tại đây!

Tăng mắt livestream facebook giá rẻ và chất lượng tại Vnfame
Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ

Theo các nghiên cứu xu hướng du lịch năm 2024 của các nền tảng và công ty du lịch, mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành nguồn cảm hứng quan trọng, tác động vào sự thay đổi xu hướng du lịch trong tương lai, đặc biệt là với thế hệ Z và thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996).

Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Return to top